Hiển thị các bài đăng có nhãn kinh nghiệm đầu tư. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn kinh nghiệm đầu tư. Hiển thị tất cả bài đăng

HỢP ĐỒNG GÓP VỐN KHI MUA DỰ ÁN LÀ GÌ? BA KHUYẾN CÁO NẾU KÝ HỢP ĐỒNG GÓP VỐN?

Hợp đồng góp vốn là gì?

Hợp đồng góp vốn khi đầu tư đất nền thường được thỏa thuận giữa bên bán và bên mua để thuận tiện trong quá trình chuẩn bị thủ tục hồ sơ.

Tính an toàn của hợp đồng góp vốn không cao nên bạn sẽ gặp nhiều rủi ro khi hợp tác cùng chủ đầu tư không uy tín.

Cơ bản là khi thỏa thuận bằng hợp đồng góp vốn thì đất chưa thuộc về bạn nhưng tiền đã thuộc về người bán.

Có nên mua đất bằng hợp đồng góp vốn không?

Hợp đồng góp vốn về bản chất là là một cách huy động vốn của chủ đầu tư. 

Chủ đầu tư uy tín thì được xem như bạn dùng tiền giữ chỗ trước và đạt được nhiều lợi ích lớn sau này.

Nếu chủ đầu tư kém uy tín hoặc lừa đảo thì bạn sẽ bị họ chiếm dụng vốn một cách dễ dàng, rủi ro hơn là mất tiền và vướng vào kiện tụng kéo dài. 

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp dùng hình thức hợp đồng góp vốn trong thời gian dự án đang chuẩn bị các thủ tục pháp lý với những lời kêu gọi mát tai, đã mắt:

  • Giá trị tài sản được mời với mức giá tốt hơn nhiều so với khi dự án hoàn thiện sau này.
  • Cơ hội cực kì hấp dẫn, khả năng sinh lời cực cao.
  • ...


Tuy nhiên, do không phải là hợp đồng mua bán chính thức nên dự án muốn hoàn thiện sẽ phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố: Thời cuộc, chính sách thị trường, pháp lý thay đổi, thương hiệu và sự uy tín của chủ dự án,... nên rất nhiều rủi ro.

Đôi khi chủ đầu tư sử dụng tiền góp vốn của khách hàng sai mục đích, dẫn đến dự án bị chậm tiến độ, chậm bàn giao đất nền cho bạn; việc cấp sổ đỏ bị kéo dài, đình trệ do chủ đầu tư chưa hoàn thành các nghĩa vụ tài chính với Nhà nước và phân lô, tách thửa không đúng với dự án được phê duyệt...

Một điều nữa, cam kết bồi thường trong hợp đồng góp vốn thường được chủ dự án soạn không cao, ở mức tượng trưng hoặc hoàn vốn, thậm chí không có mức bồi thường.

Hợp đồng góp vốn cơ bản không xấu mà vì nhiều doanh nghiệp xấu lợi dụng khe hỡ pháp luật để lừa đảo, "biến tướng". 

Tuy nhiên, với những doanh nghiệp uy tín, có năng lực thực sự thì việc góp vốn theo hình thức này vẫn được xem là hấp dẫn.

Ba khuyến cáo nếu ký hợp đồng góp vốn

Một là, trước khi đặt bút ký hợp đồng, bạn yêu cầu chủ dự án trình bày đầy đủ hồ sơ của sản phẩm và thủ tục pháp lý. Cẩn thận với những chào mời hấp dẫn, nên dùng lý trí để đánh giá mức độ uy tín của chủ dự án.

(link ĐẶT CỌC TIỀN TỶ KHI MUA ĐẤT NỀN DỰ ÁN , CÓ NÊN KHÔNG?)

Hai là, không nên kỳ vọng quá nhiều khi ký hợp đồng góp vốn. Nguyên tắc vàng khi đi đầu tư là lợi nhuận cao đi đôi với rủi ro lớn. "Tiền nào của đấy", vì thế hãy cẩn thận với những sản phẩm hấp dẫn, giá rẻ.



Ba là, đừng ngại chủ động đàm phán các phụ lục và điều khoản bồi thường khi điều kiện bất khả kháng xảy ra đối với hợp đồng góp vốn. Thường thì không ai mong dự án mình đầu tư bị thất bại, đình trệ. Tuy vậy, chuẩn bị chu đáo cho các tình huống xấu xảy ra chính là cách tốt nhất đảm bảo an toàn và cái đầu thoải mái khi đầu tư bằng cách này.

Lưu ý: Nếu bạn không có thời gian để tìm hiểu rõ những yếu tố này bạn có thể liên hệ trực tiếp với THODIAPHANRANG.COM hoặc 033 69 678 85 để được tư vấn miễn phí?





ĐÂU LÀ THỜI ĐIỂM MUA TÀI SẢN NGÂN HÀNG THANH LÝ (TÀI SẢN PHÁT MÃI) VỚI MỨC GIÁ TỐT NHẤT - BÍ QUYẾT ĐẦU TƯ

Trước khi vào thời điểm để mua tài sản phát mãi với mức giá tốt nhất.

Thì điều đầu tiên bạn cần biết rằng muốn mua tài sản phát mãi sẽ có ba thời điểm sau đây:

Thời điểm khi tài sản chưa chính thức phát mãi

Nếu bạn có mối quan hệ tốt với một số cán bộ quan trọng của ngân hàng sẽ biết được thông tin về thời điểm này.


Muốn mua tài sản phát mãi tại thời điểm này cần lưu ý như sau:

Người mua thông qua thông tin có được sẽ đến thỏa thuận với chủ sỡ hữu(người thế chấp tài sản này tại ngân hàng và không còn khả năng chi trả).

Do tài sản chưa được ngân hàng phát mãi theo quy định của pháp luật nên tài sản sẽ được giao dịch 3 bên Bên mua - Ngân hàng - Bên bán.

Toàn bộ giao dịch phải thông qua ngân hàng(đảm bảo an toàn).

(link 3 BƯỚC ĐƠN GIẢN ĐỂ MUA BĐS THẾ CHẤP NGÂN HÀNG MỘT CÁCH AN TOÀN (CÓ HÌNH ẢNH CHI TIẾT)

Khuyến cáo: Tuyệt đối không được đưa tiền cọc hoặc bất cứ tài chính nào cho bên bán cho dù họ có hứa hẹn điều gì, giao dịch phải thông qua ngân hàng mới an toàn!


Thời điểm ngay khi tài sản có quyết định phát mãi

Tại thời điểm này tài sản và hồ sơ còn ở đơn vị thi hành án.

Theo quy định của pháp luật, chủ sỡ hữu của tài sản đã phát mãi vẫn có quyền ưu tiên mua lại tài sản này.

Vì vậy, bạn có thể thương lượng với chủ sỡ hữu tài sản đã phát mãi để mua lại ngay lúc này.

Nếu bạn mua sẽ phải giao dịch 4 bên: Người mua - Ngân hàng - Đại diện thi hành án - Chủ sỡ hữu tài sản đã phát mãi.

Thời điểm khi tài sản phát mãi được đấu giá công khai

Tại thời điểm này tài sản phát mãi được công khai đấu giá trên website của tỉnh thành nơi có tài sản đó. 

Giá khởi điểm của tài sản này cũng sẽ được công bố công khai.

Người muốn mua sẽ đăng ký đấu giá (trong vòng 30 ngày) trực tuyến trên website có tài sản đó.

Khi đủ hồ sơ sẽ chỉ định ngày đấu giá và thông báo cho người muốn mua.

Thời điểm này sẽ tốn thời gian hơn so với các thời điểm khác nếu bạn muốn mua tài sản phát mãi.


Vậy đâu là thời điểm tốt để mua tài sản phát mãi?

Sau khi đã đọc những nội dung trên chắc bạn đã biết được rằng thời điểm nào để mua tài sản với mức giá tốt nhất rồi chứ? 
Đó là thời điểm đầu tiên khi tài sản chưa chính thức phát mãi.
Nhưng có một điều kiện cho việc bạn có thể mua được tài sản tại thời điểm này hay không thì đó là mối quan hệ với ngân hàng.
Hoặc nếu không những mối quan hệ đó thì bạn có thể liên hệ với THODIAPHANRANG.COM hoặc số điện thoại 033 69 678 85 để được tư vấn miễn phí?

TÀI SẢN NGÂN HÀNG THANH LÝ (TÀI SẢN PHÁT MÃI) LÀ GÌ? MUỐN MUA TÀI SẢN PHÁT MÃI CẦN LÀM GÌ?

Bạn có biết tài sản phát mãi từ đâu mà có không? 

Nhiều người cho rằng tài sản phát mãi là do ngân hàng hoặc một tổ chức tín dụng bán ra nguyên nhân là do tài sản đó đã được thế chấp tại ngân hàng và chủ sỡ hữu tài sản đó không có khả năng chi trả nữa nên ngân hàng siết tài sản và đem ra phát mãi tài sản đó với mức giá tốt, là cơ hội đầu tư rất tốt.

Nhưng, bạn nên lưu ý rằng: 

Ngân hàng có quyền phát mãi tài sản nhưng ngân hàng sẽ không có quyền bán Bất động sản, mà phải thông qua quy trình thủ tục của pháp luật.

Quy trình phát mãi tài sản theo quy định của pháp luật

Nghĩa là, tài sản được phát mãi sẽ thông qua tòa án và tòa án sẽ thụ lý việc tranh chấp và các vấn đề của bất động sản đó. Tránh vướng mắc về việc chủ tài sản không tự nguyện bàn giao tài sản.

Tòa án sẽ quyết định tài sản đã đủ điều kiện phát mãi hay chưa.

Sau đó, thông qua đơn vị thi hành án.

Rồi mới đến Cơ quan đấu giá tiếp nhận tài sản phát mãi. 

Để đấu giá tài sản phát mãi, cơ quan đấu giá sẽ định giá lại một lần nữa tài sản phát mãi trước khi đấu giá. 

=> Mức giá được định giá lại gọi là giá khởi điểm.

Người đấu giá muốn đấu giá tài sản phát mãi sẽ đăng ký đấu giá tại website cơ quan đấu giá trong vòng 30 ngày.  

Khi đủ hồ sơ sẽ chỉ định ngày đấu giá đến cho người đã đăng ký đấu giá tài sản phát mãi.

Thông tin để tìm sản phẩm phát mãi ở đâu?

Thường sẽ được công khai tại website cơ quan đấu giá tại tỉnh nơi có tài sản đó.

Ví dụ: Bạn tìm trên Google.com từ khóa "đấu giá Bất động sản Ninh Thuận" hoặc "tài sản phát mãi Ninh Thuận".

Lưu ý: Nếu bạn không có thời gian để tìm hiểu rõ những yếu tố này bạn có thể liên hệ trực tiếp với THODIAPHANRANG.COM hoặc 033 69 678 85 để được tư vấn miễn phí?



NHỮNG CHIÊU TRÒ KHIẾN NHÀ ĐẦU TƯ LAO ĐAO KHI MUA BẤT ĐỘNG SẢN

Dự án "hot" ảo

Hiện nay, một số doanh nghiệp địa ốc rao bán dự án đất nền "ảo" để chiếm đoạt tiền đặt cọc của khách hàng.

Họ thường tổ chức cho nhân viên gọi điện chào mời khách đến địa điểm xem nền đất, thực tế là đất quy hoạch cho công trình công cộng và dự án chưa được phê duyệt.

Một số doanh nghiệp còn chào bán rầm rộ, công khai trên website với bản đồ quy hoạch, hình ảnh bắt mắt thu hút người mua. Đa số dự án "ảo" có vị trí rất đẹp gần chợ, đường lớn, trường học... và được rao bán với giá rất rẻ so với thị trường.



Khi khách đến xem nền đất, họ tổ chức nhân viên đóng giả khách mua, nói cười rôm rả, tranh nhau ký hợp đồng mua bán và thanh toán tiền mặt ngay tại chỗ nhằm tạo độ "hot" và hiệu ứng đám đông cho khách thật dễ sa lưới.

Giả ngân hàng thanh lý nhà đất giá rẻ

Một số đối tượng cò đất nghiệp dư dùng cách quảng cáo cực kì hấp dẫn như "bán đất nền ngân hàng thanh lý giá rẻ"... hoặc mạo danh nhân viên ngân hàng để tạo niềm tin với khách.

Với lời giới thiệu thuyết phục rằng "Khu đất được ngân hàng thanh lý do chủ đất mất khả năng trả nợ, nên ngân hàng liên kết với công ty bất động sản làm lại hạ tầng, phân lô bán nền, tiềm năng phát triển rất lớn". Còn dự dỗ rằng "Sau khi thanh toán đủ 95% sẽ được làm thủ tục sang tên công chúng luôn.



Nếu mua theo hình thức trả chậm chỉ cần thanh toán trước 30%, số còn lại trả chậm trong 12 hoặc 24 tháng không lãi suất".

Tuy nhiên, khách đề nghị xem giấy tờ và vị trí lô đất thì nhân viên môi giới nói sổ đang được thế chấp ngân hàng và đang được xây dựng hạ tầng nên hiện tại chưa xem được, phải chờ khi đặt cọc và một thời gian để ngân hàng đồng ý cho mới xem được. 

Với cung cách ứng xử khá chuyên nghiệp và những giấy tờ tự làm giả như thật khiến cho nhiều khách hàng sa lưới và "tiền mất tật mang" khi mua phải những bất động sản mà như thế này.

Mạo danh thương hiệu uy tín, chính quyền bán đất ảo giá rẻ

Thời gian gần đây, nhiều tổ chức không uy tín. Dựa vào sự lan truyền của mạng xã hội đã mạo danh những công ty Bất động sản có thương hiệu uy tín và, lập website giả mạo, đăng những bài viết bán đất hoặc nhà giá rẻ với hành vi lừa đảo khách hàng.

Chúng ngang nhiên sử dụng tên và hình ảnh thương hiệu của công ty uy tín để rao bán đất và thay mặt những chủ đầu tư uy tín nhận tiền đặt cọc, giữ chỗ và đưa ra giá rất hấp dẫn so với giá thật để "dụ dỗ" khách hàng.

Chúng còn mạo danh cả chính quyền để thông báo bán đất. Ví dụ như: "Nhằm phát triển quỹ đất huyện nên UBND huyện công bố mở bán 30 nền 7,5x20 ngay trung tâm huyện phục vụ cho nhu cầu ở và đầu tư với giá 2tr/m2. Để đảm bảo thị trường mua bán diễn ra ổn định, UBND huyện ủy quyền cho chủ đầu tư A chịu trách nhiệm phân phối sản phẩm với nhiều chương trình khuyến mãi như chiết khấu 5%/hợp đồng, bốc thăm lô đất 2 mặt tiền, trúng SH, trúng chỉ vàng 9999...".

Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu kỹ phát hiện không có chủ đầu tư A nào và UBND huyện cũng không hề ủy quyền cho bất cứ doanh nghiệp nào để bán đất.

ĐẶT CỌC TIỀN TỶ KHI MUA ĐẤT NỀN DỰ ÁN , CÓ NÊN KHÔNG?

Trước khi xuống tiền hãy quan tâm đến 3 loại giấy tờ này của chủ dự án:

1. Giấy chuyển mục đích sử dụng đất

Pháp luật Việt Nam quy định rõ không cho phép xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp hoặc trồng cây lâu năm mà chỉ có đất thổ cư mới cấp phép xây dựng nhà ở. Nên bạn hãy kiểm tra chủ dự án đã được phê duyệt chuyển mục đích sử dụng đất sang thổ cư hay chưa.

Bạn nên hỏi chủ dự án các giấy tờ liên quan và trực tiếp đến UBND cấp quận/huyện để đối chiếu việc này.

2. Quy hoạch chi tiết 1/500

Đây là điều kiện rất quan trọng, là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp giấy phép xây dựng cho dự án. 

Vì vậy hãy kiểm tra loại giấy tờ này để tránh rủi ro mua phải dự án treo, bị đình chỉ không có giấy phép.

3. Giấy tờ chứng minh chủ dự án đã thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Chủ dự án muốn dự án được cấp phép xây dựng thì phải đảm bảo mình đã thực hiện đủ nghĩa vụ người sử dụng đất. 

Bạn nên yêu cầu chủ dự án cung cấp các giấy tờ chứng minh việc này.

Nên hay không việc đặt cọc giữ chỗ, thỏa thuận góp vốn với số tiền lớn

Điều 328 Khoản 1 Bộ Luật Dân sự có nêu đến hành vi đặt cọc nhằm mục đích "để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng trước thời điểm ký kết hợp đồng.”

Lợi dụng kẽ hở này của pháp luật, các chủ dự án bán đất nền hình thành trong tương lai trái pháp luật, sử dụng các phương thức như: thỏa thuận đặt cọc giữ chỗ; thỏa thuận góp vốn; thỏa thuận hợp tác đầu tư... với giá trị đặt cọc lớn trên 30%, gây rủi ro cho khách hàng. 

Trong khi đó Luật Kinh doanh bất động sản quy định sau khi ký hợp đồng, chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lai chỉ được nhận thanh toán lần đầu của khách hàng không quá 30% giá trị hợp đồng.



Khoản 1 Điều 328 Bộ Luật Dân sự quy định "Đặt cọc là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng". 

Lưu ý: Nếu bạn không có thời gian để tìm hiểu rõ những yếu tố này bạn có thể liên hệ trực tiếp với THODIAPHANRANG.COM hoặc 033 69 678 85 để được tư vấn miễn phí?

Bộ Luật Dân sự không quy định tỷ lệ hoặc giới hạn của giá trị đặt cọc trên giá trị của hợp đồng (hoặc hợp đồng dự kiến giao kết), mà do các bên tự thỏa thuận. Lợi dụng sự thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật trong trường hợp này, nên các đầu nậu bán đất nền hình thành trong tương lai trái pháp luật, đã thỏa thuận đặt cọc với khách hàng và nhận tiền đặt cọc với giá trị lớn, gây thiệt hại cho khách hàng. 

Nếu dự án xảy ra cố, khách hàng có thể bị chôn dòng vốn lớn, thậm chí rơi vào thế yếu nếu muốn đòi lại tiền vì luật thiếu chế tài và quy định về hành vi đặt cọc còn quá lỏng lẻo. 





DỄ DÀNG KIỂM TRA KHU VỆ SINH KHI MUA NHÀ CŨ, CĂN HỘ

Khu vực vệ sinh là vấn đề nhạy cảm và hàng đầu khi bạn muốn mua một căn nhà đã qua sử dụng hoặc căn hộ. 

Vì vậy THODIAPHANRANG.COM sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra khu vực vệ sinh một cách dễ dàng. 

Có thể dùng để đàm phán với chủ nhà sau khi kiểm tra có vấn đề. Đừng để mua xong rồi kiểm tra, sẽ thiệt cho bạn nhé! 

  • Với khu vực vệ sinh, hãy lấy một xô nước đầy, ra ngoài và dội mạnh vào trong sàn vệ sinh, xem sự thoát nước như thế nào, có bị đọng nước ở đâu không? 
  • Xả nước đầy chậu quan sát sự thoát nước nhanh không, nếu thoát nước chậm hãy xem lại.
  • Kiểm tra xung quanh có bị thấm nước không.
  • Kiểm tra những lỗ thoát nước xem có bị tắc hay thoát nước chậm không.


  • Giật nước bồn cầu và quan sát có bị thấm ra sàn không, mở nắp két chứa nước bồn cầu ra xem van phao có hở không.
  • Kiểm tra tình trạng của vòi sen, vòi sịt, vòi nước,... có hoạt động tốt không, tắt vòi có bị rò rỉ nước không.
  • Kiểm tra đường thoát nước, cấp nước cho máy giặt.
  • Kiểm tra van tổng nước nóng, lạnh từ đồng hồ đo nước tại hộp kỹ thuật hành lang. Đóng mở thử để đảm bảo van tổng cắt nước tốt, không bị hở, đồng hồ có phải đúng đồng hồ đo nước nhà mình không, hay bị đánh dấu nhầm. Yêu cầu cho biết đồng hồ nước có được kiểm định tại các cơ quan nhà nước không? Chốt chỉ số đồng hồ nước.

Lưu ý: Nếu bạn không có thời gian để tìm hiểu rõ những yếu tố này bạn có thể liên hệ trực tiếp với THODIAPHANRANG.COM hoặc 033 69 678 85 để được tư vấn miễn phí?

CÁCH KIỂM TRA NHANH CHÓNG ĐIỆN, VIỄN THÔNG VÀ TƯỜNG, TRẦN NHÀ KHI ĐI MUA NHÀ

Sau đây là cách kiểm tra điện, viễn thông và tường, trần nhà một cách nhanh chóng mà THODIAPHANRANG.COM chia sẻ với bạn.

Kiểm tra các thiết bị điện, viễn thông hay trần nhà, tường nhà là điều bạn nên làm trước khi mua một căn nhà hoặc căn hộ cũ để yên tâm trong quá trình sinh sống sau này.

Kiểm tra thiết bị điện, viễn thông

  • Kiểm tra tủ điện: Các aptomat phải ở tình trạng giật xuống là tắt, kéo lên là bật.
  • Dùng bút thử điện xem tình trạng có điện của các ổ và rò điện (kiểm tra ngẫu hứng trên tường, khu xung quanh các công tắc điện).
  • Kiểm tra tình trạng của các ổ điện có bị cháy khét không.
  • Dùng điếu thuốc hoặc đốt vật nhỏ ra khói rồi kiểm tra quạt gió vệ sinh, máy hút mùi sau đó theo dõi tốc độ hút.
  • Kiểm tra các bóng đèn, tắt mở xem có sáng và sử dụng tốt không.


Kiểm tra trần và tường nhà.

  • Kiểm tra độ phẳng của tường: dùng thước nhôm áp lên tường và nhìn qua khe hở giữa thước và tường, tắt đèn và dùng đèn pin soi ngược lại xem ánh sáng lọt ngược lại. Kiểm tra đặc biệt ở cao độ khoảng 1,5m đến 1,8m (chỗ giáp lai giữa hai tầm giáo) là hay bị lỗi nhất. 
  • Nhìn màu sơn phải đồng đều, không loang lỗ, lưu ý các chỗ quanh công tắc, miệng điều hòa, quạt gió là hay lỗi nhất.


          Sau khi kiểm tra nếu thấy có sai sót bất cứ chỗ nào hãy dùng điều đó để đàm phán với chủ nhà, để họ sửa lại giúp mình hoặc giảm một phần giá bán nếu hư hỏng nhiều. 
          Và liên hệ THODIAPHANRANG.COM hoặc gọi ngay số hotline: 033 69 678 85 để được tư vấn bất cứ vấn đề nào thắc mắc khi bạn đi mua nhà nhé!


T


      

RỦI RO NGHIÊM TRỌNG KHI MUA NHÀ BẰNG VI BẰNG

Mua bất động sản bằng vi bằng khiến bạn mất trắng

Trường hợp bất động sản thuộc diện "ba chung" (chung giấy phép xây dựng, chung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chung số nhà) nên sau khi người dùng vi bằng bán cho nhiều người mua với giá rẻ mạt, còn người đứng tên chính trên bất động sản lại mang bất động sản đi thế chấp ngân hàng và nếu người đó không có khả năng thanh toán số nợ vay ngân hàng -> ngân hàng sẽ siết nợ bất động sản -> người mua mất trắng tài sản.



Cơ bản là nếu bạn mua bất động sản bằng vi bằng thì theo luật pháp, bất động sản đó không thuộc về bạn.

Bất động sản mua bán bằng vi bằng thường được rao bán với giá rất rẻ và dùng những thuật ngữ cùng những lời ngon ngọt dụ dỗ khiến bạn lung lay. Vì vậy hãy cẩn thận, kiểm tra thật kĩ nếu bất động sản có giá rẻ bất ngờ nhé.

Lập nhiều vi bằng để bán cho nhiều người

Hiện nay, văn phòng Thừa phát lại rất “dễ tính”, chỉ cần bản photo giấy tờ nhà thì họ sẵn sàng lập vi bằng để thu phí. Bởi vậy, người ta photo giấy tờ nhà ra thành nhiều bản rồi bán cho nhiều người khác nhau và ôm tiền cao chạy xa bay. Cuối cùng, nhiều người mua lại đi tranh chấp, kiện tụng kéo dài một bất động sản.

Lưu ý: Nếu bạn không có thời gian để tìm hiểu rõ những yếu tố này bạn có thể liên hệ trực tiếp với THODIAPHANRANG.COM hoặc 033 69 678 85 để được tư vấn miễn phí?


VI BẰNG LÀ GÌ? CÓ NÊN MUA BÁN BẤT ĐỘNG SẢN BẰNG VI BẰNG HAY KHÔNG?

Vi bằng là biên bản do văn phòng Thừa phát lại tại địa phương cấp, ghi nhận: vào một thời điểm, địa điểm, cam kết một nội dung giữa các bên. 

Trường hợp mua bán bất động sản, văn phòng Thừa phát lại chỉ làm chứng việc giao nhận tiền giữa bên bán và bên mua. 



Vi bằng còn ghi rõ: “Các bên tham gia tự chịu trách nhiệm về tính xác thực của văn bản giấy tờ liên quan”. Nên vi bằng chỉ có giá trị là bằng chứng ghi nhận việc giao nhận tiền và không có cơ sở để chứng thực người mua có quyền sỡ hữu hay sử dụng bất động sản. 

Vì vậy, các quyền cơ bản như là chuyển mục đích sử dụng, xây nhà, sửa chữa nhà, thế chấp, chuyển nhượng, cho thuê bất động sản sau khi giao dịch bằng vi bằng đều không được phép.

Dùng vi bằng trong mua bán nhà đất là hình thức lách luật

Không có giá trị pháp lý và giao dịch có thể bị tuyên vô hiệu khi xảy ra tranh chấp. 

Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của một số người dân, các đối tượng lừa đảo, đầu nậu đất đai đã thu gom đất, xây nhà rồi chuyển nhượng lại cho người khác bằng giấy tay thông qua hình thức lập vi bằng.

Để tăng sự tin tưởng, giới cò, đầu nậu thường nhờ các Văn phòng Thừa phát lại lập vi bằng. Những giao dịch này chủ yếu diễn ra tại các căn nhà "ba chung" (chung giấy phép xây dựng, chung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chung số nhà). 



Việc mua bán thông qua hình thức lập vi bằng được thực hiện nhiều lần, chuyển nhượng qua nhiều người; chuyển nhượng hồ sơ, giấy tờ chưa đúng quy định, chưa đầy đủ cơ sở pháp lý. Thậm chí, nhiều căn nhà chung một giấy chứng nhận cũng được bán bằng hình thức đồng sở hữu, lập vi bằng. Nhiều nạn nhân dở khóc, dở cười khi dính vào nhà đất tranh chấp, cầm cố ngân hàng, xây dựng trái phép.

Hiện nay, một số bên bán sử dụng thuật ngữ "vi bằng công chứng thừa phát lại", "công chứng thừa phát lại" để lập lờ đánh lừa khi tư vấn bên mua. Mục đích là thuyết phục và dụ dỗ bạn rằng bất động sản đầy đủ pháp lý nên nhiều người cả tin sẽ sập bẫy.

Không ít người mua nhà nhầm tưởng vi bằng do Thừa phát lại lập có thể thay công chứng, chứng thực và cho rằng “vi bằng công chứng Thừa phát lại” có hiệu lực. 

Tuy nhiên, đó là cách hiểu hoàn toàn sai lầm. Pháp luật không ghi nhận vi bằng công chứng Thừa phát lại. Vi bằng do Thừa phát lại lập và văn bản công chứng do Công chứng viên chứng nhận và đây là hai loại văn bản khác nhau.

Lưu ý: Nếu bạn không có thời gian để tìm hiểu rõ những yếu tố này bạn có thể liên hệ trực tiếp với THODIAPHANRANG.COM hoặc 033 69 678 85 để được tư vấn miễn phí?

CHUẨN BỊ GÌ KHI ĐI ĐĂNG BỘ SANG TÊN VÀ ỦY QUYỀN ĐĂNG BỘ SANG TÊN

Bạn phải chuẩn bị những giấy tờ sau để thực hiện đăng bộ sang tên:

1. Giấy chủ quyền.

2. 2 bản hợp đồng chuyển nhượng/ủy quyền.

3. 2 bản trích lục địa chính/bản đồ hiện trạng vị trí.

4. Chứng minh nhân dân, hộ khẩu bên bán (photo).

5. Lệ phí trước bạ của chủ cũ (nếu có).

6. Hợp đồng chuyển nhượng trước đó của chủ cũ (nếu có).

7. 2 bản giấy ủy quyền (nếu có)



Có nên ủy quyền đăng bộ sang tên?

Nếu bạn nhờ ai đó giúp bạn đi đăng bộ sang tên thì sẽ mất chi phí thường từ 1 triệu đến 3 triệu tùy theo địa phương. 

Trong điều khoản của tờ giấy ủy quyền này chỉ có một điều đáng quan tâm nhất là bên nhận ủy quyền có được phép nhận bản chính khi có kết quả đăng bộ không.

  • An toàn: Nộp hồ sơ nhưng không được nhận kết quả đăng bộ sang tên.
  • Rủi ro: Được phép nộp và nhận kết quả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi đăng bộ sang tên.

Khi bạn ủy quyền ai đó đi làm giấy tờ cho bạn thì bạn nên yêu cầu người đó ký nhận đã nhận các giấy tờ nào của bạn. Trong trường hợp xấu nhất là mất các giấy tờ trên thì bạn có thể báo mất và sao lục lại, cớ mất để được cấp lại. Yên tâm giao cho dịch vụ làm nhé.



Bên mua là bạn hoặc bên được ủy quyền sẽ tiến hành nộp hồ sơ đăng ký biến động nhà đất tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện – quận. Tại đây, cơ quan sẽ nhận số lượng hồ sơ nêu trên bản chính và cấp biên nhận hồ sơ hẹn ngày trả kết quả. Trong khoản 5 đến 30 ngày, bạn hoặc người được ủy quyền đến chi cục thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ và nhận sổ đã sang tên. Thời gian và thứ tự tùy vào địa phương bạn đang sinh sống. Khi lấy sổ đã sang tên, đa phần các bên mua bất động sản hình thành trong tương lai, mua nhà, thường sẽ thanh toán 5% tiền còn lại để nhận sổ.

Lưu ý: Nếu bạn không có thời gian để tìm hiểu rõ những yếu tố này bạn có thể liên hệ trực tiếp với THODIAPHANRANG.COM hoặc 033 69 678 85 để được tư vấn miễn phí?

Khi lấy sổ tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai, hãy không quên việc kiểm tra tên, số chứng minh nhân dân, địa chỉ hộ khẩu của bên mua. Kiểm tra lại xem có đúng với bất động sản bạn đã chuyển nhận chuyển nhượng hay không…


3 BƯỚC ĐƠN GIẢN ĐỂ MUA BĐS THẾ CHẤP NGÂN HÀNG MỘT CÁCH AN TOÀN (CÓ HÌNH ẢNH CHI TIẾT)

Khi mua một bất động sản bị thế chấp ngân hàng cần phải có một biên bản cam kết giữa ba bên gồm người bán - người mua và ngân hàng.

Văn bản này sẽ là sự ràng buộc giữa quyền, nghĩa vụ của ba bên với nhau về thanh toán tiền, xử lý vi phạm hợp đồng, xử lý tài sản thế chấp… 

Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp, bạn cần đọc kỹ biên bản, các điều khoản thỏa thuận phải cụ thể, rõ ràng, ghi rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên, các trường hợp phát sinh khác.

Khi tiến hành mua tài sản thế chấp, bạn sẽ nộp tiền trực tiếp vào tài khoản mở tại ngân hàng; lập biên bản thoả thuận ba bên.



Sau đây là 3 bước đơn giản để mua bất động sản thế chấp ngân hàng một cách an toàn:

Bước 1: 

Bên mua tài sản thế chấp nộp tiền vào tài khoản mở tại ngân hàng đó và yêu cầu ngân hàng phong toả tài khoản.

Bước 2: 

Các bên gồm bên thế chấp (bên bán), bên nhận thế chấp (ngân hàng), bên thứ ba(người mua tài sản thế chấp) sẽ cùng ký với nhau Biên bản thoả thuận ba bên. Trong đó, ngân hàng đồng ý cho bên thế chấp bán tài sản và chỉ tiến hành mở phong tỏa tài khoản khi các bên đã hoàn tất thủ tục chuyển nhượng nhà đất.



Bước 3: 

Bên thế chấp tiến hành xoá đăng ký thế chấp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sau khi đã có Biên bản thoả thuận ba bên.

Trường hợp số tiền bán nhà nhiều hơn số tiền nợ của bên bán tại ngân hàng, bạn sẽ nộp cho ngân hàng một khoản tiền bằng với số tiền (gốc và lãi) để thanh toán khoản nợ của bên bán. Ngân hàng sẽ xóa thế chấp và trả lại giấy tờ sở hữu nhà cho bên bán. Bên bán và bạn thỏa thuận về việc thanh toán khoản tiền mua nhà còn lại, sau khi đã trừ đi số tiền đã trả nợ cho ngân hàng.

Lưu ý: Bạn có thể liên hệ trực tiếp với THODIAPHANRANG.COM hoặc 033 69 678 85 để được tư vấn miễn phí bất cứ vấn đề gì thắc mắc về bất động sản?

Trong trường hợp bên bán muốn thay thế một tài sản bảo đảm khác thay thế cho ngôi nhà đang thế chấp, bạn nên ký hợp đồng đặt cọc. Theo đó, bạn sẽ chuyển trước cho bên bán một số tiền đặt cọc để đảm bảo rằng khi có điều kiện giao kết hợp đồng, bên bán sẽ thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để chuyển nhượng tài sản cho bạn.

Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản và phải được chứng thực tại UBND xã hoặc tại các tổ chức hành nghề công chứng. Sau đó, bên bán sẽ tiến hành thỏa thuận với ngân hàng để thay thế tài sản bảo đảm bằng một tài sản bảo đảm khác và giải chấp căn nhà đã thế chấp trước đó để bán cho bạn. Sau khi nhận được giấy tờ nhà, hai bên sẽ thực hiện thủ tục mua bán nhà đất.


HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC CÓ NÊN CÔNG CHỨNG KHÔNG?

Sau đây là nội dung ngắn gọn dễ hiểu về việc hợp đồng có nên công chứng không?

Theo điều 328 của Bộ luật nhân sự 2015 việc đặt cọc không quy định phải bắt buộc công chứng và vẫn có hiệu lực nếu không công chứng.

Nhưng nếu bạn mua một bất động sản có giá trị lớn, đặt cọc từ 100 triệu trở lên và muốn chắc chắn cho việc giao dịch thì bạn nên yêu cầu bên bán cùng bạn ra phòng công chứng để làm hợp đồng công chứng.



Thodiaphanrang.com khuyên bạn nếu bạn đặt cọc mà không ra phòng công chứng thì nên lưu ý những việc làm cần thiết để bảo đảm an toàn khi ký đặt cọc một bất động sản.

(link 4 VIỆC LÀM CẦN THIẾT BẢO ĐẢM AN TOÀN KHI KÝ ĐẶT CỌC KHÔNG CẦN CÔNG CHỨNG)

Lưu ý hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu khi

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, phải đáp ứng được các điều kiện nhất định thì giao dịch dân sự mới có hiệu lực pháp luật. 

Vì thế, hợp đồng đặt cọc sẽ bị vô hiệu nếu thuộc trong các trường hợp sau:

  • Người tham gia giao dịch bị cưỡng ép, lừa đảo.
  • Tài sản giao dịch vi phạm pháp luật.
  • Nội dung giao dịch có giấu hiệu mờ ám, vị phạm quy định pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.
  • Người tham gia đặt cọc không có năng lực hành vi dân sự hoặc năng lực hành vi dân sự không phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập. Chẳng hạn như người bị tâm thần, thiểu năng trí tuệ...
  • Giao dịch đặt cọc không có văn bản rõ ràng.
Lưu ý: Bạn có thể liên hệ trực tiếp với THODIAPHANRANG.COM hoặc 033 69 678 85 để được tư vấn miễn phí bất cứ vấn đề gì thắc mắc về bất động sản?


KHI MUA MỘT BẤT ĐỘNG SẢN BẠN NÊN ĐẶT CỌC BAO NHIÊU TIỀN?

Số tiền nên đặt cọc khi mua một bất động sản

Thường thì Pháp luật không quy định bạn đặt cọc số tiền bao nhiêu thì hợp đồng mới có hiệu lực, theo THODIAPHANRANG.COM thì chỉ nên đặt cọc không quá 15% giá trị của bất động sản để bảo đảm quyền lợi của hai bên.



Đặt cọc càng nhiều càng rủi ro nếu như gặp phải những tình huống tranh chấp, pháp lý...

Và thỉnh thoảng có trường hợp thực tế người mua đã đặt cọc tiền tuy nhiên bên bán đưa ra nhiều lý do vô lý khiến bên mua gặp khó khăn, thậm chí là không thực hiện được hợp đồng, tốn thời gian và trí óc.

Vì vậy bạn nên tìm hiểu kỹ bất động sản và chủ bất động sản trước khi xuống tiền đặt cọc.

(link TRƯỚC KHI XUỐNG TIỀN ĐẶT CỌC BẠN PHẢI LÀM NHỮNG VIỆC NÀY ĐỂ KHÔNG MẤT TIỀN)

Nội dung và hình thức đặt cọc

Về hình thức có thể viết tay hoặc đánh máy, có chữ ký của bên nhận chuyển nhượng và bên chuyển nhượng, đồng thời nên có người làm chứng hợp đồng đặt cọc.



Về nội dung, hợp đồng đặt cọc sẽ bao gồm những nội dung cơ bản sau:

  • Thông tin bên bán, bên mua. Xác định đúng, đủ chủ sở hữu hợp pháp của bên bán (có vợ/chồng/con cái/người thừa kế/người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tới tài sản được bán hay không?)
  • Chú ý về giấy tờ pháp lý của tài sản, hiện trạng, thông tin quy hoạch, tranh chấp... liên quan đến bất động sản.
  • Quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm 2 bên.
  • Tài sản đặt cọc.
  • Thời hạn đặt cọc. Quy định rõ và cụ thể thời gian đặt cọc và tiến độ ký kết hợp đồng mua bán chính thức và thời gian thanh toán.

(link 4 VIỆC LÀM CẦN THIẾT BẢO ĐẢM AN TOÀN KHI KÝ ĐẶT CỌC MỘT BẤT ĐỘNG SẢN)

  • Thuế, phí mà bên bán hoặc bên mua phải chịu.
  • Các điều khoản ràng buộc, phạt. Ví dụ nếu đến thời gian thỏa thuận mà bên bán khoogn bàn giao nhà hoặc đất cho bên mua thì sẽ phải trả lại tiền đặt cọc và một khoản tiền tương đương với giá trị đặt cọc hoặc phạt số tiền lớn hơn tiền đặt cọc tùy theo thỏa thuận giữa hai bên. Thường thì phạt gấp 2 hoặc 3 số tiền đã đặt cọc.

Lưu ý: Bạn có thể liên hệ trực tiếp với THODIAPHANRANG.COM hoặc 033 69 678 85 để được tư vấn miễn phí bất cứ vấn đề gì thắc mắc về bất động sản?


4 ĐIỀU RẤT CẦN THIẾT BẢO ĐẢM AN TOÀN KHI KÝ ĐẶT CỌC MỘT BẤT ĐỘNG SẢN

1. Xác nhận đã thanh toán tiền đặt cọc

Bạn có thể dùng những cách sau để xác nhận đã thanh toán tiền đặt cọc:

  • Quay phim, chụp ảnh lại khoảnh khắc bạn thanh toán tiền đặt cọc cho bên bán
  • Hoặc dùng hình thức chuyển khoản ngân hàng, sau đó ghi đầy đủ mốc thời gian gừi và mốc thời gian tiền đến tài khoản bên bán trong hợp đồng đặt cọc.
  • Xác nhận đã nhận đủ bao nhiêu tiền đặt cọc của bạn ở phần thanh toán trong hợp đồng đặt cọc. 

2. Đừng ngại khi quay hình, ghi âm 

Hãy mạnh dạn bật điện thoại lên và chụp hình những khoảnh khắc quan trọng hoặc quay video lại toàn bộ quá trình đặt cọc, quá trình ký, lăn tay, quá trình thanh toán và đếm tiền.

Dùng điện thoại quay một vòng căn nhà bao gồm các vật dụng và tài sản để lại sau khi bán, quay qua các giấy tờ pháp lý và khuôn mặt bên bán. Điều này rất có lợi cho bạn để lấy bằng chứng cũng như tâm lý bên bán sẽ sợ sệt, cân nhắc khi muốn lừa đảo hay lật kèo bạn...

3. Lăn tay, điểm chỉ cẩn thận, đầy đủ người tham gia

Hãy yêu cầu người đứng tên trên sổ và tất cả những người có liên quan lăn tay, điểm chỉ cẩn thận và ghi vào hợp đồng đặt cọc.

4. Người làm chứng

Hãy nhờ môi giới, thổ địa hoặc người không có quan hệ gia đình ký làm chứng giao dịch đặt cọc.

Chúc bạn luôn đầu tư thành công mọi thương vụ!

Lưu ý: Nếu bạn không có thời gian để tìm hiểu rõ những yếu tố này bạn có thể liên hệ trực tiếp với THODIAPHANRANG.COM hoặc 033 69 678 85 để được tư vấn miễn phí?


CÂU HỎI QUAN TRỌNG GIÚP BẠN YÊN TÂM KHI KÝ ĐẶT CỌC VÀ CÔNG CHỨNG

Đây là một câu hỏi rất quan trọng mà THODIAPHANRANG.COM hay tư vấn khách hàng và giúp bạn yên tâm hơn khi ký đặt cọc và công chứng nhà đất bạn định mua:

Ai đứng tên cùng anh(chị) trên cuốn sổ này? Nếu: 

  • Độc thân: Phải có giấy xác nhận tình trạng độc thân;
  • Kết hôn: Phải có giấy chứng nhận kết hôn và khi đặt cọc hoặc ký công chứng phải có chữ ký của cả hai vợ chồng;
  • Đã ly hôn: Phải có quyết định ly hôn của tòa án và giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;


  • Đồng sỡ hữu: Phải có CMND, hộ khẩu, tình trạng hôn nhân của tất cả những người đồng sỡ hữu trên sổ. Khi ký đặt cọc hoặc công chứng phải có tất cả những người đứng tên trên sổ cùng với vợ(chồng) của họ và để chắc chắn thì kèm theo giấy đăng ký kết hôn của mỗi người để kiểm tra.

Hãy yêu cầu đầy đủ người liên quan để ký đặt cọc và công chứng.(Nếu không có mặt thì phải có giấy ủy quyền).

Để đảm bảo và hạn chế rủi ro cho bạn. 
Nếu bạn gặp trường hợp đồng sỡ hữu thường chỉ có một người đồng sỡ hữu đứng ra ký đặt cọc với bạn, bạn hãy yêu cầu đầy đủ các bên liên quan nhé, dù hơi tốn công để sắp xếp thời gian cho mọi người gặp nhau ký công chứng và đặt cọc nhưng bạn sẽ cực kì yên tâm khi sỡ hữu bất đó. Hoặc phải có giấy ủy quyền những người đồng sỡ hữu khác ủy quyền cho một đại diện bên bán.

Trường hợp rủi ro

Đó là khi bất động sản thuộc đồng sỡ hữu hoặc sổ hộ gia đình những các bên đồng sỡ hữu có tranh chấp, không đồng nhất việc bán thì sau khi ký đặt cọc mua, việc đi đến công chứng là một vấn đề rắc rối và khiến bạn chôn vốn tiền đặt cọc, vì vậy khi bạn ký đặt cọc phải lưu ý thêm điều khoản giới hạn thời gian về việc công chứng và sang tên sổ đỏ, sổ hồng nhé.
Và nếu người đứng tên trên sổ là vợ hoặc chồng đã mất, các con của chủ bất động sản xảy ra tranh chấp, không cho giao dịch thì đây cũng là rủi ro chôn vốn và tốn nhiều thời gian của bạn.


DỄ DÀNG PHÂN BIỆT SỔ GIẢ, SỔ THẬT NGẮN GỌN VÀ ĐẦY ĐỦ NHẤT

THODIAPHANRANG.COM sẽ tóm tắt cách phân biệt sổ giả, sổ thật một cách ngắn gọn và đầy đủ sau đây:

Kiểm tra độ cứng của sổ;

Kiểm tra phôi dập nổi ở bìa trước của sổ;

Dùng tay cảm nhận mực in phun laser cợm cợm;

Dùng móng tay cà nhẹ tại phần chữ ký xem có lõm hoặc có đường rãnh do áp lực của đầu bút khi ký;

Kiểm tra độ nét, sắc sảo, mực rõ ràng của con dấu đóng trên sổ;

Kiểm tra các con dấu đóng trên sổ có tròn và đủ không;

Xem người cuối cùng được cập nhật trên sổ;

Xem ảnh trên CMND so với người thật xem có giống nhau không? Lấy tay rờ vào tấm hình giống như đang chùi sạch tấm hình nhưng thực chất đang kiểm tra vân dập chìm của con dấu giáp lai hình với chứng minh thư.

Đối chiếu CMND và hộ khẩu với sổ dỏ hoặc sổ hồng, với giấy kết hôn (nếu có), với hợp đồng ủy quyền, với lệ phí trước bạ (nếu có), với hợp đồng vay ngân hàng (nếu có).  



Kiểm tra thêm những giấy tờ sau:

Hộ khẩu của những người thuộc bên bán;

Giấy kết hôn hoặc tình trạng độc thân (nếu có);

Hợp đồng ủy quyền nếu bên bán không phải chủ người đứng tên trên sổ;

Hợp đồng chuyển nhượng (nếu có);

Hợp đồng cho tặng (nếu có);

Bản vẽ hiện trạng vị trí/bản đồ trích lục, hoàn công (nếu có);

Lệ phí trước bạ, thông báo nộp lệ phí trước bạ (nếu có);

Biên lai nộp thuế đất hàng năm (nếu có);

Hợp đồng cho thuê (nếu có);

Hợp đồng vay ngân hàng (nếu có);

Lưu ý: Nếu bạn không có thời gian để tìm hiểu rõ những yếu tố này bạn có thể liên hệ trực tiếp 

với THODIAPHANRANG.COM hoặc 033 69 678 85 để được tư vấn miễn phí?


MUA ĐẤT GIẤY TAY, NHỮNG NGUY CƠ TIỀM ẨN

Lòng tin giữa người mua và người bán là cơ sở của việc mua bán nhà đất bằng giấy tay, một kiểu mua bán nhà đất khá phổ biến lâu nay. Nhưng hình thức mua bán này đang ngày càng tăng mức độ rủi ro với bằng chứng là hàng loạt vụ lừa đảo diễn ra gần đây. 



Vì vậy khi mua đất bằng giấy viết tay, bạn nên cảnh giác một cách tuyệt đối để tránh những rủi ro dưới đây:

Một là, tranh chấp dẫn đến tiền mất tật mang

Khi xảy ra tranh chấp đến mức ra tòa, tòa chắc chắn sẽ tuyên hợp đồng mua bán nhà đất của hai bên là vô hiệu, người mua trả lại nhà đất, người bán trả lại tiền. Những trường hợp mua bán trao tay không hiếm và khi ra toà, bạn vẫn luôn ở thế yếu. Thực tế, nhiều vụ khi bản án đã có hiệu lực, bạn phải trả lại nhà đất nhưng nếu họ không tự nguyện, còn bị cưỡng chế thi hành án và phải trả các khoản chi phí phục vụ cho việc cưỡng chế.

Hai là, dễ bị dính lừa đảo

Nếu bạn chủ quan thì việc mua bán trao tay rất dễ “dính” vào hiện tượng lừa đảo diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Chẳng hạn: một mảnh đất, một ngôi nhà có thể bị bán cho nhiều người.

Ba là, hợp thức hóa nhà đất là một giấc mơ dài



Những căn nhà có giá vừa phải, phù hợp với nhu cầu của người có nhu nhập thấp thường rơi vào trường hợp mua bán bằng giấy tay. Và việc mua bất động sản không có giấy chứng nhận chủ quyền tất yếu phải đánh đổi bằng những rủi ro, điển hình là nếu đất đai nằm trong diện giải tỏa, quy hoạch. Bạn mua nhà giấy tay, nhất là mua phải đất lấn chiếm kênh rạch, lấn chiếm đất công… thì con đường hợp thức hóa nhà đất sẽ rơi vào ngõ cụt.

Bốn là, vướng pháp lý và không thể dùng làm đòn bẩy tài chính

Những căn nhà chỉ có hợp đồng mua bán giấy tay thì nếu có cải tạo, sửa chữa, xây mới cũng là không phép, nếu chính quyền phát hiện ra sẽ buộc phải tháo dỡ. Hơn nữa, do nhà đất không có sổ hồng/sổ đỏ, nên không thể thế chấp để vay vốn ngân hàng, giảm sự linh hoạt, hiệu quả trong việc sử dụng tài sản.

Năm là, tính thanh khoản cực kì kém



Qua bốn điều trên một bất động sản khi giao dịch bằng giấy tay sẽ rất khó có người để mua và bạn không thể bán với giá cao được. Vì vậy, việc mua một bất động sản giấy tay cực kì rủi ro và tiềm ẩn.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự, với một số tài sản phải đăng ký quyền sở hữu như nhà ở, ô tô, xe máy thì việc chuyển nhượng phải lập thành văn bản, phải được công chứng. Còn theo quy định tại Điều 35 Luật Công chứng, Phòng công chứng chỉ chứng nhận hợp đồng mua bán nhà đất khi đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu. Do đó, khi mua đất bằng giấy viết tay, bạn không thể đăng ký quyền chuyển nhượng đất. Đặc biệt, khi có tranh chấp xẩy ra thì việc mua bán đất viết tay sẽ không có hiệu lực. Rủi ro gặp phải khi mua đất bằng giấy tay tiếp theo là mảnh đất không được cấp quyền sử dụng nên tiềm ẩn rất nhiều bất trắc.

Rủi ro khi cho thuê nhà bằng giấy tay

Khi bạn mua nhà bằng giấy tay với giá thấp sau đó cho người khác thuê.

Đây chính là mảnh đất màu mỡ để kẻ gian kiếm tiền, kẻ gian sẽ thuê nhà đó và tranh thủ trường hợp chủ nhà không cảnh giác (chủ nhà ở xa, chủ nhà lâu lâu mới đến…). Kẻ gian sẽ rao bán căn nhà mình đang thuê với giá rẻ bằng bản photo giấy tờ nhà (có thể tạo giả, hoặc xin chủ nhà một bản với lý do để làm thủ tục tạm trú...). Nhiều người ham của rẻ mà không biết “của rẻ là của ôi”, kẻ gian lấy tiền xong thì cao chạy xa bay, khi đấy chủ nhà và người mua nhà từ kẻ gian lại lao vào vụ tranh chấp mà không biết bao giờ sẽ xong.

THODIAPHANRANG.COM khuyên bạn cứ chọn bất động sản có tính pháp lý an toàn cao mà mua, đừng nên mua bất động sản giấy tay vì bạn sẽ mất ăn mất ngủ vì nó.


CÁCH KIỂM TRA QUY HOẠCH DỄ DÀNG CỦA MỘT BẤT ĐỘNG SẢN

 Cách cơ bản nhất là xem quy hoạch trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất(sổ đỏ, sổ hồng)

Thông tin quy hoạch hiện nay được cơ quan Nhà nước ghi trực tiếp lên sổ hồng, nếu sổ đỏ thì cách này rất ít chính xác. Vì vậy, khi bạn mua bất động sản mà có sổ hồng thì cũng sẽ hạn chế được một phần về quy hoạch.

Và sổ hồng thường ghi đầy đủ thông tin chi tiết về tọa độ x, y trong bản vẻ sơ đồ. Thông tin về quy hoạch bất động sản sẽ nằm trong phần ghi chú. Bạn sẽ biết một cách cơ bản và sơ lược về thông tin bất động sản mà bạn muốn mua.



Nhưng để chắc chắn hơn bạn có thể Tới cơ quan ban ngành có chức năng để hỏi về quy hoạch

Hãy đến Phòng tài nguyên Môi trường quận. huyện để hỏi chính xác bạn nhé! Cán bộ có chức năng sẽ tra cứu bản đồ quy hoạch chi tiết và trả lời cho bạn. Thường thì số lượng người dân đi hỏi quy hoạch cũng khá đông, nên bạn sẽ chờ thứ tự để đến lượt của mình.

Còn một cách rất nhanh nếu bạn có ít thời gian để đến Cơ quan ban ngành có chức năng xem quy hoạch là hãy nhờ Công ty nhà đất, dịch vụ để xem quy hoạch.

Các công ty thường có bản đồ quy hoạch chi tiết của toàn bộ huyện, xã, thành phố đó, nên bạn sẽ biết được bất động sản mình định mua có quy hoạch hay không. Dịch vụ này tương đối nhanh gọn nhưng bạn sẻ phải trả một khoản phí nhỏ cho dịch vụ này.

Nhưng, THODIAPHANRANG.COM sẽ tư vấn miễn phí và chính xác nhất cho bạn về vấn đề quy hoạch này nên bạn yên tâm. Hãy liên lạc ngay cho chúng tôi nếu cần sự giúp đỡ.

Cách cuối cùng là Xin thông tin chứng chỉ quy hoạch

Cách này an toàn nhất để biết thông tin quy hoạch là bạn lên cơ quan ban ngành và xin thông tin chứng chỉ quy hoạch bằng giấy. Bạn sẽ cực kì yên tâm vì bạn sẽ có thông tin chi tiết của lô bất động sản, tuy vậy thời gian cấp giấy khá lâu 3-15 ngày tùy theo nơi. Nên tùy trường hợp thì bạn sử dụng nhé!

Sau khi bạn đã kiểm tra thông tin quy hoạch một cách chắn chắn và không bị vấn đề gì thì hãy xuống tiền đặt cọc mua bạn nhé!

TRƯỚC KHI XUỐNG TIỀN ĐẶT CỌC BẠN PHẢI LÀM NHỮNG VIỆC NÀY ĐỂ KHÔNG MẤT TIỀN

THODIAPHANRANG.COM sẽ chia sẻ ngắn gọn về một vấn đề mà rất nhiều anh chị khi đi đầu tư hoặc mua một bất động sản thường hay bỏ qua hoặc làm qua loa khiến cho việc đầu tư giống một canh bạc. 

THODIAPHANRANG.COM mong muốn anh chị hãy dành chút thời gian đọc bài viết này để đầu tư luôn toàn thắng.



Trước khi đặt cọc bạn nên:

  • Bạn hãy chắc chắc rằng đã xin một bản photo sổ và kiểm tra quy hoạch, tình trạng bất động sản tại phòng công chứng hoặc tại UBND phường, xã, phòng tài nguyên tại nơi bất động sản đó.

  • Đi thực tế BĐS sáng, trưa, chiều, tối khuya, mưa, thủy triều...

  • So sánh giá BĐS xung quanh tương tự.

  • Đối chiếu, tham khảo thông tin với hàng xóm xung quanh, môi giới và thổ địa khu vực.

  • Hãy thiết lập thái độ vui vẻ, hay hỏi và nhẹ nhàng trong câu nói kể cả khi có ý chê BĐS để dễ đàm phán và thương lượng tốt nhất.

Lưu ý: Nếu bạn chưa hiểu rõ những yếu tố này cụ thể, hãy liên hệ trực tiếp THODIAPHANRANG.COM hoặc 033 69 678 85 để được tư vấn miễn phí!

NHỮNG ĐIỀU CẦN LÀM KHI MUỐN SỠ HỮU MỘT BẤT ĐỘNG SẢN

Những điều cần thiết và quan trọng để yên tâm từ lúc bắt đầu xem bất động sản cho đến khi việc sang tên sổ đỏ hoàn thành đó là Kiểm tra lại trong suốt quá trình giao dịch một bất động sản, THODIAPHANRANG.COM sẽ chia sẻ những điều ngắn gọn, để bạn dễ hình dung như sau:

1. Khảo sát

Khảo sát bất động động sản lại có các thời điểm khác nhau trong ngày.

Hỏi thăm xung quanh hoặc thổ địa địa phương về bất động sản khi đến mùa mưa, lũ, hạn hán...

2. Xác minh

Xác minh chính xác vị trí bất động sản đang chuẩn bị giao dịch.

Quy hoạch và các thông tin chính sách của địa phương cần phải xác minh.

Đến nơi kiểm tra thực tế chất lượng bất động sản.

Kiểm tra mức độ tài chính của bản thân đầy đủ, chuẩn bị đòn bẩy tài chính sẵn sàng nếu cần thiết.



3. Xác định

Xác định giá thấp hơn hoặc bằng thị trường.

Xác định rõ khi nào mua, khi nào ở, khi nào muốn bán.

4. Đối chiếu

Đủ yêu cầu và mong muốn về bất động sản muốn sỡ hữu.

Đối chiếu và kiểm tra chéo thông tin và pháp lý bất động sản.

(link cách đối chiếu và kiểm tra chéo thông tin pháp lý bất động sản chi tiết dễ làm)

Đọc thật kĩ và thỏa thuận đầy đủ các văn bản hợp đồng.

(link Những điều cần phải có khi soạn thảo văn bản hợp đồng giao dịch bđs)

Đổi chiếu, kiểm tra kỹ lại tên, CMND, địa chỉ hộ khẩu, diện tích, số thửa, con dấu, chữ kí, ... trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi đã được đăng bộ sang tên trước khi ra khỏi văn phòng đăng ký đất đai.

Trên đây là những việc bạn cần phải làm để yên tâm khi sỡ hữu một bất động sản. Chúc bạn luôn may mắn và thành công trên con đường đầu tư bất động sản.

Lưu ý: Nếu bạn không có thời gian để tìm hiểu rõ những yếu tố này bạn có thể liên hệ trực tiếp với THODIAPHANRANG.COM hoặc 033 69 678 85 để được tư vấn miễn phí?

kinh nghiệm đầu tư