VI BẰNG LÀ GÌ? CÓ NÊN MUA BÁN BẤT ĐỘNG SẢN BẰNG VI BẰNG HAY KHÔNG?

Vi bằng là biên bản do văn phòng Thừa phát lại tại địa phương cấp, ghi nhận: vào một thời điểm, địa điểm, cam kết một nội dung giữa các bên. 

Trường hợp mua bán bất động sản, văn phòng Thừa phát lại chỉ làm chứng việc giao nhận tiền giữa bên bán và bên mua. 



Vi bằng còn ghi rõ: “Các bên tham gia tự chịu trách nhiệm về tính xác thực của văn bản giấy tờ liên quan”. Nên vi bằng chỉ có giá trị là bằng chứng ghi nhận việc giao nhận tiền và không có cơ sở để chứng thực người mua có quyền sỡ hữu hay sử dụng bất động sản. 

Vì vậy, các quyền cơ bản như là chuyển mục đích sử dụng, xây nhà, sửa chữa nhà, thế chấp, chuyển nhượng, cho thuê bất động sản sau khi giao dịch bằng vi bằng đều không được phép.

Dùng vi bằng trong mua bán nhà đất là hình thức lách luật

Không có giá trị pháp lý và giao dịch có thể bị tuyên vô hiệu khi xảy ra tranh chấp. 

Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của một số người dân, các đối tượng lừa đảo, đầu nậu đất đai đã thu gom đất, xây nhà rồi chuyển nhượng lại cho người khác bằng giấy tay thông qua hình thức lập vi bằng.

Để tăng sự tin tưởng, giới cò, đầu nậu thường nhờ các Văn phòng Thừa phát lại lập vi bằng. Những giao dịch này chủ yếu diễn ra tại các căn nhà "ba chung" (chung giấy phép xây dựng, chung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chung số nhà). 



Việc mua bán thông qua hình thức lập vi bằng được thực hiện nhiều lần, chuyển nhượng qua nhiều người; chuyển nhượng hồ sơ, giấy tờ chưa đúng quy định, chưa đầy đủ cơ sở pháp lý. Thậm chí, nhiều căn nhà chung một giấy chứng nhận cũng được bán bằng hình thức đồng sở hữu, lập vi bằng. Nhiều nạn nhân dở khóc, dở cười khi dính vào nhà đất tranh chấp, cầm cố ngân hàng, xây dựng trái phép.

Hiện nay, một số bên bán sử dụng thuật ngữ "vi bằng công chứng thừa phát lại", "công chứng thừa phát lại" để lập lờ đánh lừa khi tư vấn bên mua. Mục đích là thuyết phục và dụ dỗ bạn rằng bất động sản đầy đủ pháp lý nên nhiều người cả tin sẽ sập bẫy.

Không ít người mua nhà nhầm tưởng vi bằng do Thừa phát lại lập có thể thay công chứng, chứng thực và cho rằng “vi bằng công chứng Thừa phát lại” có hiệu lực. 

Tuy nhiên, đó là cách hiểu hoàn toàn sai lầm. Pháp luật không ghi nhận vi bằng công chứng Thừa phát lại. Vi bằng do Thừa phát lại lập và văn bản công chứng do Công chứng viên chứng nhận và đây là hai loại văn bản khác nhau.

Lưu ý: Nếu bạn không có thời gian để tìm hiểu rõ những yếu tố này bạn có thể liên hệ trực tiếp với THODIAPHANRANG.COM hoặc 033 69 678 85 để được tư vấn miễn phí?

NHẬN XÉT&BÌNH LUẬN