ĐẶT CỌC TIỀN TỶ KHI MUA ĐẤT NỀN DỰ ÁN , CÓ NÊN KHÔNG?

Trước khi xuống tiền hãy quan tâm đến 3 loại giấy tờ này của chủ dự án:

1. Giấy chuyển mục đích sử dụng đất

Pháp luật Việt Nam quy định rõ không cho phép xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp hoặc trồng cây lâu năm mà chỉ có đất thổ cư mới cấp phép xây dựng nhà ở. Nên bạn hãy kiểm tra chủ dự án đã được phê duyệt chuyển mục đích sử dụng đất sang thổ cư hay chưa.

Bạn nên hỏi chủ dự án các giấy tờ liên quan và trực tiếp đến UBND cấp quận/huyện để đối chiếu việc này.

2. Quy hoạch chi tiết 1/500

Đây là điều kiện rất quan trọng, là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp giấy phép xây dựng cho dự án. 

Vì vậy hãy kiểm tra loại giấy tờ này để tránh rủi ro mua phải dự án treo, bị đình chỉ không có giấy phép.

3. Giấy tờ chứng minh chủ dự án đã thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Chủ dự án muốn dự án được cấp phép xây dựng thì phải đảm bảo mình đã thực hiện đủ nghĩa vụ người sử dụng đất. 

Bạn nên yêu cầu chủ dự án cung cấp các giấy tờ chứng minh việc này.

Nên hay không việc đặt cọc giữ chỗ, thỏa thuận góp vốn với số tiền lớn

Điều 328 Khoản 1 Bộ Luật Dân sự có nêu đến hành vi đặt cọc nhằm mục đích "để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng trước thời điểm ký kết hợp đồng.”

Lợi dụng kẽ hở này của pháp luật, các chủ dự án bán đất nền hình thành trong tương lai trái pháp luật, sử dụng các phương thức như: thỏa thuận đặt cọc giữ chỗ; thỏa thuận góp vốn; thỏa thuận hợp tác đầu tư... với giá trị đặt cọc lớn trên 30%, gây rủi ro cho khách hàng. 

Trong khi đó Luật Kinh doanh bất động sản quy định sau khi ký hợp đồng, chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lai chỉ được nhận thanh toán lần đầu của khách hàng không quá 30% giá trị hợp đồng.



Khoản 1 Điều 328 Bộ Luật Dân sự quy định "Đặt cọc là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng". 

Lưu ý: Nếu bạn không có thời gian để tìm hiểu rõ những yếu tố này bạn có thể liên hệ trực tiếp với THODIAPHANRANG.COM hoặc 033 69 678 85 để được tư vấn miễn phí?

Bộ Luật Dân sự không quy định tỷ lệ hoặc giới hạn của giá trị đặt cọc trên giá trị của hợp đồng (hoặc hợp đồng dự kiến giao kết), mà do các bên tự thỏa thuận. Lợi dụng sự thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật trong trường hợp này, nên các đầu nậu bán đất nền hình thành trong tương lai trái pháp luật, đã thỏa thuận đặt cọc với khách hàng và nhận tiền đặt cọc với giá trị lớn, gây thiệt hại cho khách hàng. 

Nếu dự án xảy ra cố, khách hàng có thể bị chôn dòng vốn lớn, thậm chí rơi vào thế yếu nếu muốn đòi lại tiền vì luật thiếu chế tài và quy định về hành vi đặt cọc còn quá lỏng lẻo. 





NHẬN XÉT&BÌNH LUẬN