ĐẶT CỌC TIỀN TỶ KHI MUA ĐẤT NỀN DỰ ÁN , CÓ NÊN KHÔNG?

Trước khi xuống tiền hãy quan tâm đến 3 loại giấy tờ này của chủ dự án:

1. Giấy chuyển mục đích sử dụng đất

Pháp luật Việt Nam quy định rõ không cho phép xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp hoặc trồng cây lâu năm mà chỉ có đất thổ cư mới cấp phép xây dựng nhà ở. Nên bạn hãy kiểm tra chủ dự án đã được phê duyệt chuyển mục đích sử dụng đất sang thổ cư hay chưa.

Bạn nên hỏi chủ dự án các giấy tờ liên quan và trực tiếp đến UBND cấp quận/huyện để đối chiếu việc này.

2. Quy hoạch chi tiết 1/500

Đây là điều kiện rất quan trọng, là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, cấp giấy phép xây dựng cho dự án. 

Vì vậy hãy kiểm tra loại giấy tờ này để tránh rủi ro mua phải dự án treo, bị đình chỉ không có giấy phép.

3. Giấy tờ chứng minh chủ dự án đã thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng đất.

Chủ dự án muốn dự án được cấp phép xây dựng thì phải đảm bảo mình đã thực hiện đủ nghĩa vụ người sử dụng đất. 

Bạn nên yêu cầu chủ dự án cung cấp các giấy tờ chứng minh việc này.

Nên hay không việc đặt cọc giữ chỗ, thỏa thuận góp vốn với số tiền lớn

Điều 328 Khoản 1 Bộ Luật Dân sự có nêu đến hành vi đặt cọc nhằm mục đích "để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng trước thời điểm ký kết hợp đồng.”

Lợi dụng kẽ hở này của pháp luật, các chủ dự án bán đất nền hình thành trong tương lai trái pháp luật, sử dụng các phương thức như: thỏa thuận đặt cọc giữ chỗ; thỏa thuận góp vốn; thỏa thuận hợp tác đầu tư... với giá trị đặt cọc lớn trên 30%, gây rủi ro cho khách hàng. 

Trong khi đó Luật Kinh doanh bất động sản quy định sau khi ký hợp đồng, chủ đầu tư dự án kinh doanh bất động sản hình thành trong tương lai chỉ được nhận thanh toán lần đầu của khách hàng không quá 30% giá trị hợp đồng.



Khoản 1 Điều 328 Bộ Luật Dân sự quy định "Đặt cọc là việc bên đặt cọc giao cho bên nhận đặt cọc một khoản tiền hoặc kim khí quý, đá quý hoặc vật có giá trị khác trong một thời hạn để bảo đảm giao kết hoặc thực hiện hợp đồng". 

Lưu ý: Nếu bạn không có thời gian để tìm hiểu rõ những yếu tố này bạn có thể liên hệ trực tiếp với THODIAPHANRANG.COM hoặc 033 69 678 85 để được tư vấn miễn phí?

Bộ Luật Dân sự không quy định tỷ lệ hoặc giới hạn của giá trị đặt cọc trên giá trị của hợp đồng (hoặc hợp đồng dự kiến giao kết), mà do các bên tự thỏa thuận. Lợi dụng sự thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật trong trường hợp này, nên các đầu nậu bán đất nền hình thành trong tương lai trái pháp luật, đã thỏa thuận đặt cọc với khách hàng và nhận tiền đặt cọc với giá trị lớn, gây thiệt hại cho khách hàng. 

Nếu dự án xảy ra cố, khách hàng có thể bị chôn dòng vốn lớn, thậm chí rơi vào thế yếu nếu muốn đòi lại tiền vì luật thiếu chế tài và quy định về hành vi đặt cọc còn quá lỏng lẻo. 





DỄ DÀNG KIỂM TRA KHU VỆ SINH KHI MUA NHÀ CŨ, CĂN HỘ

Khu vực vệ sinh là vấn đề nhạy cảm và hàng đầu khi bạn muốn mua một căn nhà đã qua sử dụng hoặc căn hộ. 

Vì vậy THODIAPHANRANG.COM sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm tra khu vực vệ sinh một cách dễ dàng. 

Có thể dùng để đàm phán với chủ nhà sau khi kiểm tra có vấn đề. Đừng để mua xong rồi kiểm tra, sẽ thiệt cho bạn nhé! 

  • Với khu vực vệ sinh, hãy lấy một xô nước đầy, ra ngoài và dội mạnh vào trong sàn vệ sinh, xem sự thoát nước như thế nào, có bị đọng nước ở đâu không? 
  • Xả nước đầy chậu quan sát sự thoát nước nhanh không, nếu thoát nước chậm hãy xem lại.
  • Kiểm tra xung quanh có bị thấm nước không.
  • Kiểm tra những lỗ thoát nước xem có bị tắc hay thoát nước chậm không.


  • Giật nước bồn cầu và quan sát có bị thấm ra sàn không, mở nắp két chứa nước bồn cầu ra xem van phao có hở không.
  • Kiểm tra tình trạng của vòi sen, vòi sịt, vòi nước,... có hoạt động tốt không, tắt vòi có bị rò rỉ nước không.
  • Kiểm tra đường thoát nước, cấp nước cho máy giặt.
  • Kiểm tra van tổng nước nóng, lạnh từ đồng hồ đo nước tại hộp kỹ thuật hành lang. Đóng mở thử để đảm bảo van tổng cắt nước tốt, không bị hở, đồng hồ có phải đúng đồng hồ đo nước nhà mình không, hay bị đánh dấu nhầm. Yêu cầu cho biết đồng hồ nước có được kiểm định tại các cơ quan nhà nước không? Chốt chỉ số đồng hồ nước.

Lưu ý: Nếu bạn không có thời gian để tìm hiểu rõ những yếu tố này bạn có thể liên hệ trực tiếp với THODIAPHANRANG.COM hoặc 033 69 678 85 để được tư vấn miễn phí?

CÁCH KIỂM TRA NHANH CHÓNG ĐIỆN, VIỄN THÔNG VÀ TƯỜNG, TRẦN NHÀ KHI ĐI MUA NHÀ

Sau đây là cách kiểm tra điện, viễn thông và tường, trần nhà một cách nhanh chóng mà THODIAPHANRANG.COM chia sẻ với bạn.

Kiểm tra các thiết bị điện, viễn thông hay trần nhà, tường nhà là điều bạn nên làm trước khi mua một căn nhà hoặc căn hộ cũ để yên tâm trong quá trình sinh sống sau này.

Kiểm tra thiết bị điện, viễn thông

  • Kiểm tra tủ điện: Các aptomat phải ở tình trạng giật xuống là tắt, kéo lên là bật.
  • Dùng bút thử điện xem tình trạng có điện của các ổ và rò điện (kiểm tra ngẫu hứng trên tường, khu xung quanh các công tắc điện).
  • Kiểm tra tình trạng của các ổ điện có bị cháy khét không.
  • Dùng điếu thuốc hoặc đốt vật nhỏ ra khói rồi kiểm tra quạt gió vệ sinh, máy hút mùi sau đó theo dõi tốc độ hút.
  • Kiểm tra các bóng đèn, tắt mở xem có sáng và sử dụng tốt không.


Kiểm tra trần và tường nhà.

  • Kiểm tra độ phẳng của tường: dùng thước nhôm áp lên tường và nhìn qua khe hở giữa thước và tường, tắt đèn và dùng đèn pin soi ngược lại xem ánh sáng lọt ngược lại. Kiểm tra đặc biệt ở cao độ khoảng 1,5m đến 1,8m (chỗ giáp lai giữa hai tầm giáo) là hay bị lỗi nhất. 
  • Nhìn màu sơn phải đồng đều, không loang lỗ, lưu ý các chỗ quanh công tắc, miệng điều hòa, quạt gió là hay lỗi nhất.


          Sau khi kiểm tra nếu thấy có sai sót bất cứ chỗ nào hãy dùng điều đó để đàm phán với chủ nhà, để họ sửa lại giúp mình hoặc giảm một phần giá bán nếu hư hỏng nhiều. 
          Và liên hệ THODIAPHANRANG.COM hoặc gọi ngay số hotline: 033 69 678 85 để được tư vấn bất cứ vấn đề nào thắc mắc khi bạn đi mua nhà nhé!


T


      

RỦI RO NGHIÊM TRỌNG KHI MUA NHÀ BẰNG VI BẰNG

Mua bất động sản bằng vi bằng khiến bạn mất trắng

Trường hợp bất động sản thuộc diện "ba chung" (chung giấy phép xây dựng, chung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chung số nhà) nên sau khi người dùng vi bằng bán cho nhiều người mua với giá rẻ mạt, còn người đứng tên chính trên bất động sản lại mang bất động sản đi thế chấp ngân hàng và nếu người đó không có khả năng thanh toán số nợ vay ngân hàng -> ngân hàng sẽ siết nợ bất động sản -> người mua mất trắng tài sản.



Cơ bản là nếu bạn mua bất động sản bằng vi bằng thì theo luật pháp, bất động sản đó không thuộc về bạn.

Bất động sản mua bán bằng vi bằng thường được rao bán với giá rất rẻ và dùng những thuật ngữ cùng những lời ngon ngọt dụ dỗ khiến bạn lung lay. Vì vậy hãy cẩn thận, kiểm tra thật kĩ nếu bất động sản có giá rẻ bất ngờ nhé.

Lập nhiều vi bằng để bán cho nhiều người

Hiện nay, văn phòng Thừa phát lại rất “dễ tính”, chỉ cần bản photo giấy tờ nhà thì họ sẵn sàng lập vi bằng để thu phí. Bởi vậy, người ta photo giấy tờ nhà ra thành nhiều bản rồi bán cho nhiều người khác nhau và ôm tiền cao chạy xa bay. Cuối cùng, nhiều người mua lại đi tranh chấp, kiện tụng kéo dài một bất động sản.

Lưu ý: Nếu bạn không có thời gian để tìm hiểu rõ những yếu tố này bạn có thể liên hệ trực tiếp với THODIAPHANRANG.COM hoặc 033 69 678 85 để được tư vấn miễn phí?


VI BẰNG LÀ GÌ? CÓ NÊN MUA BÁN BẤT ĐỘNG SẢN BẰNG VI BẰNG HAY KHÔNG?

Vi bằng là biên bản do văn phòng Thừa phát lại tại địa phương cấp, ghi nhận: vào một thời điểm, địa điểm, cam kết một nội dung giữa các bên. 

Trường hợp mua bán bất động sản, văn phòng Thừa phát lại chỉ làm chứng việc giao nhận tiền giữa bên bán và bên mua. 



Vi bằng còn ghi rõ: “Các bên tham gia tự chịu trách nhiệm về tính xác thực của văn bản giấy tờ liên quan”. Nên vi bằng chỉ có giá trị là bằng chứng ghi nhận việc giao nhận tiền và không có cơ sở để chứng thực người mua có quyền sỡ hữu hay sử dụng bất động sản. 

Vì vậy, các quyền cơ bản như là chuyển mục đích sử dụng, xây nhà, sửa chữa nhà, thế chấp, chuyển nhượng, cho thuê bất động sản sau khi giao dịch bằng vi bằng đều không được phép.

Dùng vi bằng trong mua bán nhà đất là hình thức lách luật

Không có giá trị pháp lý và giao dịch có thể bị tuyên vô hiệu khi xảy ra tranh chấp. 

Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của một số người dân, các đối tượng lừa đảo, đầu nậu đất đai đã thu gom đất, xây nhà rồi chuyển nhượng lại cho người khác bằng giấy tay thông qua hình thức lập vi bằng.

Để tăng sự tin tưởng, giới cò, đầu nậu thường nhờ các Văn phòng Thừa phát lại lập vi bằng. Những giao dịch này chủ yếu diễn ra tại các căn nhà "ba chung" (chung giấy phép xây dựng, chung giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chung số nhà). 



Việc mua bán thông qua hình thức lập vi bằng được thực hiện nhiều lần, chuyển nhượng qua nhiều người; chuyển nhượng hồ sơ, giấy tờ chưa đúng quy định, chưa đầy đủ cơ sở pháp lý. Thậm chí, nhiều căn nhà chung một giấy chứng nhận cũng được bán bằng hình thức đồng sở hữu, lập vi bằng. Nhiều nạn nhân dở khóc, dở cười khi dính vào nhà đất tranh chấp, cầm cố ngân hàng, xây dựng trái phép.

Hiện nay, một số bên bán sử dụng thuật ngữ "vi bằng công chứng thừa phát lại", "công chứng thừa phát lại" để lập lờ đánh lừa khi tư vấn bên mua. Mục đích là thuyết phục và dụ dỗ bạn rằng bất động sản đầy đủ pháp lý nên nhiều người cả tin sẽ sập bẫy.

Không ít người mua nhà nhầm tưởng vi bằng do Thừa phát lại lập có thể thay công chứng, chứng thực và cho rằng “vi bằng công chứng Thừa phát lại” có hiệu lực. 

Tuy nhiên, đó là cách hiểu hoàn toàn sai lầm. Pháp luật không ghi nhận vi bằng công chứng Thừa phát lại. Vi bằng do Thừa phát lại lập và văn bản công chứng do Công chứng viên chứng nhận và đây là hai loại văn bản khác nhau.

Lưu ý: Nếu bạn không có thời gian để tìm hiểu rõ những yếu tố này bạn có thể liên hệ trực tiếp với THODIAPHANRANG.COM hoặc 033 69 678 85 để được tư vấn miễn phí?

CHUẨN BỊ GÌ KHI ĐI ĐĂNG BỘ SANG TÊN VÀ ỦY QUYỀN ĐĂNG BỘ SANG TÊN

Bạn phải chuẩn bị những giấy tờ sau để thực hiện đăng bộ sang tên:

1. Giấy chủ quyền.

2. 2 bản hợp đồng chuyển nhượng/ủy quyền.

3. 2 bản trích lục địa chính/bản đồ hiện trạng vị trí.

4. Chứng minh nhân dân, hộ khẩu bên bán (photo).

5. Lệ phí trước bạ của chủ cũ (nếu có).

6. Hợp đồng chuyển nhượng trước đó của chủ cũ (nếu có).

7. 2 bản giấy ủy quyền (nếu có)



Có nên ủy quyền đăng bộ sang tên?

Nếu bạn nhờ ai đó giúp bạn đi đăng bộ sang tên thì sẽ mất chi phí thường từ 1 triệu đến 3 triệu tùy theo địa phương. 

Trong điều khoản của tờ giấy ủy quyền này chỉ có một điều đáng quan tâm nhất là bên nhận ủy quyền có được phép nhận bản chính khi có kết quả đăng bộ không.

  • An toàn: Nộp hồ sơ nhưng không được nhận kết quả đăng bộ sang tên.
  • Rủi ro: Được phép nộp và nhận kết quả giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi đăng bộ sang tên.

Khi bạn ủy quyền ai đó đi làm giấy tờ cho bạn thì bạn nên yêu cầu người đó ký nhận đã nhận các giấy tờ nào của bạn. Trong trường hợp xấu nhất là mất các giấy tờ trên thì bạn có thể báo mất và sao lục lại, cớ mất để được cấp lại. Yên tâm giao cho dịch vụ làm nhé.



Bên mua là bạn hoặc bên được ủy quyền sẽ tiến hành nộp hồ sơ đăng ký biến động nhà đất tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện – quận. Tại đây, cơ quan sẽ nhận số lượng hồ sơ nêu trên bản chính và cấp biên nhận hồ sơ hẹn ngày trả kết quả. Trong khoản 5 đến 30 ngày, bạn hoặc người được ủy quyền đến chi cục thuế để nộp thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ và nhận sổ đã sang tên. Thời gian và thứ tự tùy vào địa phương bạn đang sinh sống. Khi lấy sổ đã sang tên, đa phần các bên mua bất động sản hình thành trong tương lai, mua nhà, thường sẽ thanh toán 5% tiền còn lại để nhận sổ.

Lưu ý: Nếu bạn không có thời gian để tìm hiểu rõ những yếu tố này bạn có thể liên hệ trực tiếp với THODIAPHANRANG.COM hoặc 033 69 678 85 để được tư vấn miễn phí?

Khi lấy sổ tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai, hãy không quên việc kiểm tra tên, số chứng minh nhân dân, địa chỉ hộ khẩu của bên mua. Kiểm tra lại xem có đúng với bất động sản bạn đã chuyển nhận chuyển nhượng hay không…


3 BƯỚC ĐƠN GIẢN ĐỂ MUA BĐS THẾ CHẤP NGÂN HÀNG MỘT CÁCH AN TOÀN (CÓ HÌNH ẢNH CHI TIẾT)

Khi mua một bất động sản bị thế chấp ngân hàng cần phải có một biên bản cam kết giữa ba bên gồm người bán - người mua và ngân hàng.

Văn bản này sẽ là sự ràng buộc giữa quyền, nghĩa vụ của ba bên với nhau về thanh toán tiền, xử lý vi phạm hợp đồng, xử lý tài sản thế chấp… 

Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi hợp pháp, bạn cần đọc kỹ biên bản, các điều khoản thỏa thuận phải cụ thể, rõ ràng, ghi rõ trách nhiệm và nghĩa vụ của các bên, các trường hợp phát sinh khác.

Khi tiến hành mua tài sản thế chấp, bạn sẽ nộp tiền trực tiếp vào tài khoản mở tại ngân hàng; lập biên bản thoả thuận ba bên.



Sau đây là 3 bước đơn giản để mua bất động sản thế chấp ngân hàng một cách an toàn:

Bước 1: 

Bên mua tài sản thế chấp nộp tiền vào tài khoản mở tại ngân hàng đó và yêu cầu ngân hàng phong toả tài khoản.

Bước 2: 

Các bên gồm bên thế chấp (bên bán), bên nhận thế chấp (ngân hàng), bên thứ ba(người mua tài sản thế chấp) sẽ cùng ký với nhau Biên bản thoả thuận ba bên. Trong đó, ngân hàng đồng ý cho bên thế chấp bán tài sản và chỉ tiến hành mở phong tỏa tài khoản khi các bên đã hoàn tất thủ tục chuyển nhượng nhà đất.



Bước 3: 

Bên thế chấp tiến hành xoá đăng ký thế chấp tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất sau khi đã có Biên bản thoả thuận ba bên.

Trường hợp số tiền bán nhà nhiều hơn số tiền nợ của bên bán tại ngân hàng, bạn sẽ nộp cho ngân hàng một khoản tiền bằng với số tiền (gốc và lãi) để thanh toán khoản nợ của bên bán. Ngân hàng sẽ xóa thế chấp và trả lại giấy tờ sở hữu nhà cho bên bán. Bên bán và bạn thỏa thuận về việc thanh toán khoản tiền mua nhà còn lại, sau khi đã trừ đi số tiền đã trả nợ cho ngân hàng.

Lưu ý: Bạn có thể liên hệ trực tiếp với THODIAPHANRANG.COM hoặc 033 69 678 85 để được tư vấn miễn phí bất cứ vấn đề gì thắc mắc về bất động sản?

Trong trường hợp bên bán muốn thay thế một tài sản bảo đảm khác thay thế cho ngôi nhà đang thế chấp, bạn nên ký hợp đồng đặt cọc. Theo đó, bạn sẽ chuyển trước cho bên bán một số tiền đặt cọc để đảm bảo rằng khi có điều kiện giao kết hợp đồng, bên bán sẽ thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật để chuyển nhượng tài sản cho bạn.

Việc đặt cọc phải được lập thành văn bản và phải được chứng thực tại UBND xã hoặc tại các tổ chức hành nghề công chứng. Sau đó, bên bán sẽ tiến hành thỏa thuận với ngân hàng để thay thế tài sản bảo đảm bằng một tài sản bảo đảm khác và giải chấp căn nhà đã thế chấp trước đó để bán cho bạn. Sau khi nhận được giấy tờ nhà, hai bên sẽ thực hiện thủ tục mua bán nhà đất.