HỢP ĐỒNG ĐẶT CỌC CÓ NÊN CÔNG CHỨNG KHÔNG?

Sau đây là nội dung ngắn gọn dễ hiểu về việc hợp đồng có nên công chứng không?

Theo điều 328 của Bộ luật nhân sự 2015 việc đặt cọc không quy định phải bắt buộc công chứng và vẫn có hiệu lực nếu không công chứng.

Nhưng nếu bạn mua một bất động sản có giá trị lớn, đặt cọc từ 100 triệu trở lên và muốn chắc chắn cho việc giao dịch thì bạn nên yêu cầu bên bán cùng bạn ra phòng công chứng để làm hợp đồng công chứng.



Thodiaphanrang.com khuyên bạn nếu bạn đặt cọc mà không ra phòng công chứng thì nên lưu ý những việc làm cần thiết để bảo đảm an toàn khi ký đặt cọc một bất động sản.

(link 4 VIỆC LÀM CẦN THIẾT BẢO ĐẢM AN TOÀN KHI KÝ ĐẶT CỌC KHÔNG CẦN CÔNG CHỨNG)

Lưu ý hợp đồng đặt cọc bị vô hiệu khi

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015, phải đáp ứng được các điều kiện nhất định thì giao dịch dân sự mới có hiệu lực pháp luật. 

Vì thế, hợp đồng đặt cọc sẽ bị vô hiệu nếu thuộc trong các trường hợp sau:

  • Người tham gia giao dịch bị cưỡng ép, lừa đảo.
  • Tài sản giao dịch vi phạm pháp luật.
  • Nội dung giao dịch có giấu hiệu mờ ám, vị phạm quy định pháp luật hoặc trái đạo đức xã hội.
  • Người tham gia đặt cọc không có năng lực hành vi dân sự hoặc năng lực hành vi dân sự không phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập. Chẳng hạn như người bị tâm thần, thiểu năng trí tuệ...
  • Giao dịch đặt cọc không có văn bản rõ ràng.
Lưu ý: Bạn có thể liên hệ trực tiếp với THODIAPHANRANG.COM hoặc 033 69 678 85 để được tư vấn miễn phí bất cứ vấn đề gì thắc mắc về bất động sản?


KHI MUA MỘT BẤT ĐỘNG SẢN BẠN NÊN ĐẶT CỌC BAO NHIÊU TIỀN?

Số tiền nên đặt cọc khi mua một bất động sản

Thường thì Pháp luật không quy định bạn đặt cọc số tiền bao nhiêu thì hợp đồng mới có hiệu lực, theo THODIAPHANRANG.COM thì chỉ nên đặt cọc không quá 15% giá trị của bất động sản để bảo đảm quyền lợi của hai bên.



Đặt cọc càng nhiều càng rủi ro nếu như gặp phải những tình huống tranh chấp, pháp lý...

Và thỉnh thoảng có trường hợp thực tế người mua đã đặt cọc tiền tuy nhiên bên bán đưa ra nhiều lý do vô lý khiến bên mua gặp khó khăn, thậm chí là không thực hiện được hợp đồng, tốn thời gian và trí óc.

Vì vậy bạn nên tìm hiểu kỹ bất động sản và chủ bất động sản trước khi xuống tiền đặt cọc.

(link TRƯỚC KHI XUỐNG TIỀN ĐẶT CỌC BẠN PHẢI LÀM NHỮNG VIỆC NÀY ĐỂ KHÔNG MẤT TIỀN)

Nội dung và hình thức đặt cọc

Về hình thức có thể viết tay hoặc đánh máy, có chữ ký của bên nhận chuyển nhượng và bên chuyển nhượng, đồng thời nên có người làm chứng hợp đồng đặt cọc.



Về nội dung, hợp đồng đặt cọc sẽ bao gồm những nội dung cơ bản sau:

  • Thông tin bên bán, bên mua. Xác định đúng, đủ chủ sở hữu hợp pháp của bên bán (có vợ/chồng/con cái/người thừa kế/người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan tới tài sản được bán hay không?)
  • Chú ý về giấy tờ pháp lý của tài sản, hiện trạng, thông tin quy hoạch, tranh chấp... liên quan đến bất động sản.
  • Quyền hạn, nghĩa vụ, trách nhiệm 2 bên.
  • Tài sản đặt cọc.
  • Thời hạn đặt cọc. Quy định rõ và cụ thể thời gian đặt cọc và tiến độ ký kết hợp đồng mua bán chính thức và thời gian thanh toán.

(link 4 VIỆC LÀM CẦN THIẾT BẢO ĐẢM AN TOÀN KHI KÝ ĐẶT CỌC MỘT BẤT ĐỘNG SẢN)

  • Thuế, phí mà bên bán hoặc bên mua phải chịu.
  • Các điều khoản ràng buộc, phạt. Ví dụ nếu đến thời gian thỏa thuận mà bên bán khoogn bàn giao nhà hoặc đất cho bên mua thì sẽ phải trả lại tiền đặt cọc và một khoản tiền tương đương với giá trị đặt cọc hoặc phạt số tiền lớn hơn tiền đặt cọc tùy theo thỏa thuận giữa hai bên. Thường thì phạt gấp 2 hoặc 3 số tiền đã đặt cọc.

Lưu ý: Bạn có thể liên hệ trực tiếp với THODIAPHANRANG.COM hoặc 033 69 678 85 để được tư vấn miễn phí bất cứ vấn đề gì thắc mắc về bất động sản?


4 ĐIỀU RẤT CẦN THIẾT BẢO ĐẢM AN TOÀN KHI KÝ ĐẶT CỌC MỘT BẤT ĐỘNG SẢN

1. Xác nhận đã thanh toán tiền đặt cọc

Bạn có thể dùng những cách sau để xác nhận đã thanh toán tiền đặt cọc:

  • Quay phim, chụp ảnh lại khoảnh khắc bạn thanh toán tiền đặt cọc cho bên bán
  • Hoặc dùng hình thức chuyển khoản ngân hàng, sau đó ghi đầy đủ mốc thời gian gừi và mốc thời gian tiền đến tài khoản bên bán trong hợp đồng đặt cọc.
  • Xác nhận đã nhận đủ bao nhiêu tiền đặt cọc của bạn ở phần thanh toán trong hợp đồng đặt cọc. 

2. Đừng ngại khi quay hình, ghi âm 

Hãy mạnh dạn bật điện thoại lên và chụp hình những khoảnh khắc quan trọng hoặc quay video lại toàn bộ quá trình đặt cọc, quá trình ký, lăn tay, quá trình thanh toán và đếm tiền.

Dùng điện thoại quay một vòng căn nhà bao gồm các vật dụng và tài sản để lại sau khi bán, quay qua các giấy tờ pháp lý và khuôn mặt bên bán. Điều này rất có lợi cho bạn để lấy bằng chứng cũng như tâm lý bên bán sẽ sợ sệt, cân nhắc khi muốn lừa đảo hay lật kèo bạn...

3. Lăn tay, điểm chỉ cẩn thận, đầy đủ người tham gia

Hãy yêu cầu người đứng tên trên sổ và tất cả những người có liên quan lăn tay, điểm chỉ cẩn thận và ghi vào hợp đồng đặt cọc.

4. Người làm chứng

Hãy nhờ môi giới, thổ địa hoặc người không có quan hệ gia đình ký làm chứng giao dịch đặt cọc.

Chúc bạn luôn đầu tư thành công mọi thương vụ!

Lưu ý: Nếu bạn không có thời gian để tìm hiểu rõ những yếu tố này bạn có thể liên hệ trực tiếp với THODIAPHANRANG.COM hoặc 033 69 678 85 để được tư vấn miễn phí?


CÂU HỎI QUAN TRỌNG GIÚP BẠN YÊN TÂM KHI KÝ ĐẶT CỌC VÀ CÔNG CHỨNG

Đây là một câu hỏi rất quan trọng mà THODIAPHANRANG.COM hay tư vấn khách hàng và giúp bạn yên tâm hơn khi ký đặt cọc và công chứng nhà đất bạn định mua:

Ai đứng tên cùng anh(chị) trên cuốn sổ này? Nếu: 

  • Độc thân: Phải có giấy xác nhận tình trạng độc thân;
  • Kết hôn: Phải có giấy chứng nhận kết hôn và khi đặt cọc hoặc ký công chứng phải có chữ ký của cả hai vợ chồng;
  • Đã ly hôn: Phải có quyết định ly hôn của tòa án và giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;


  • Đồng sỡ hữu: Phải có CMND, hộ khẩu, tình trạng hôn nhân của tất cả những người đồng sỡ hữu trên sổ. Khi ký đặt cọc hoặc công chứng phải có tất cả những người đứng tên trên sổ cùng với vợ(chồng) của họ và để chắc chắn thì kèm theo giấy đăng ký kết hôn của mỗi người để kiểm tra.

Hãy yêu cầu đầy đủ người liên quan để ký đặt cọc và công chứng.(Nếu không có mặt thì phải có giấy ủy quyền).

Để đảm bảo và hạn chế rủi ro cho bạn. 
Nếu bạn gặp trường hợp đồng sỡ hữu thường chỉ có một người đồng sỡ hữu đứng ra ký đặt cọc với bạn, bạn hãy yêu cầu đầy đủ các bên liên quan nhé, dù hơi tốn công để sắp xếp thời gian cho mọi người gặp nhau ký công chứng và đặt cọc nhưng bạn sẽ cực kì yên tâm khi sỡ hữu bất đó. Hoặc phải có giấy ủy quyền những người đồng sỡ hữu khác ủy quyền cho một đại diện bên bán.

Trường hợp rủi ro

Đó là khi bất động sản thuộc đồng sỡ hữu hoặc sổ hộ gia đình những các bên đồng sỡ hữu có tranh chấp, không đồng nhất việc bán thì sau khi ký đặt cọc mua, việc đi đến công chứng là một vấn đề rắc rối và khiến bạn chôn vốn tiền đặt cọc, vì vậy khi bạn ký đặt cọc phải lưu ý thêm điều khoản giới hạn thời gian về việc công chứng và sang tên sổ đỏ, sổ hồng nhé.
Và nếu người đứng tên trên sổ là vợ hoặc chồng đã mất, các con của chủ bất động sản xảy ra tranh chấp, không cho giao dịch thì đây cũng là rủi ro chôn vốn và tốn nhiều thời gian của bạn.


DỄ DÀNG PHÂN BIỆT SỔ GIẢ, SỔ THẬT NGẮN GỌN VÀ ĐẦY ĐỦ NHẤT

THODIAPHANRANG.COM sẽ tóm tắt cách phân biệt sổ giả, sổ thật một cách ngắn gọn và đầy đủ sau đây:

Kiểm tra độ cứng của sổ;

Kiểm tra phôi dập nổi ở bìa trước của sổ;

Dùng tay cảm nhận mực in phun laser cợm cợm;

Dùng móng tay cà nhẹ tại phần chữ ký xem có lõm hoặc có đường rãnh do áp lực của đầu bút khi ký;

Kiểm tra độ nét, sắc sảo, mực rõ ràng của con dấu đóng trên sổ;

Kiểm tra các con dấu đóng trên sổ có tròn và đủ không;

Xem người cuối cùng được cập nhật trên sổ;

Xem ảnh trên CMND so với người thật xem có giống nhau không? Lấy tay rờ vào tấm hình giống như đang chùi sạch tấm hình nhưng thực chất đang kiểm tra vân dập chìm của con dấu giáp lai hình với chứng minh thư.

Đối chiếu CMND và hộ khẩu với sổ dỏ hoặc sổ hồng, với giấy kết hôn (nếu có), với hợp đồng ủy quyền, với lệ phí trước bạ (nếu có), với hợp đồng vay ngân hàng (nếu có).  



Kiểm tra thêm những giấy tờ sau:

Hộ khẩu của những người thuộc bên bán;

Giấy kết hôn hoặc tình trạng độc thân (nếu có);

Hợp đồng ủy quyền nếu bên bán không phải chủ người đứng tên trên sổ;

Hợp đồng chuyển nhượng (nếu có);

Hợp đồng cho tặng (nếu có);

Bản vẽ hiện trạng vị trí/bản đồ trích lục, hoàn công (nếu có);

Lệ phí trước bạ, thông báo nộp lệ phí trước bạ (nếu có);

Biên lai nộp thuế đất hàng năm (nếu có);

Hợp đồng cho thuê (nếu có);

Hợp đồng vay ngân hàng (nếu có);

Lưu ý: Nếu bạn không có thời gian để tìm hiểu rõ những yếu tố này bạn có thể liên hệ trực tiếp 

với THODIAPHANRANG.COM hoặc 033 69 678 85 để được tư vấn miễn phí?


MUA ĐẤT GIẤY TAY, NHỮNG NGUY CƠ TIỀM ẨN

Lòng tin giữa người mua và người bán là cơ sở của việc mua bán nhà đất bằng giấy tay, một kiểu mua bán nhà đất khá phổ biến lâu nay. Nhưng hình thức mua bán này đang ngày càng tăng mức độ rủi ro với bằng chứng là hàng loạt vụ lừa đảo diễn ra gần đây. 



Vì vậy khi mua đất bằng giấy viết tay, bạn nên cảnh giác một cách tuyệt đối để tránh những rủi ro dưới đây:

Một là, tranh chấp dẫn đến tiền mất tật mang

Khi xảy ra tranh chấp đến mức ra tòa, tòa chắc chắn sẽ tuyên hợp đồng mua bán nhà đất của hai bên là vô hiệu, người mua trả lại nhà đất, người bán trả lại tiền. Những trường hợp mua bán trao tay không hiếm và khi ra toà, bạn vẫn luôn ở thế yếu. Thực tế, nhiều vụ khi bản án đã có hiệu lực, bạn phải trả lại nhà đất nhưng nếu họ không tự nguyện, còn bị cưỡng chế thi hành án và phải trả các khoản chi phí phục vụ cho việc cưỡng chế.

Hai là, dễ bị dính lừa đảo

Nếu bạn chủ quan thì việc mua bán trao tay rất dễ “dính” vào hiện tượng lừa đảo diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Chẳng hạn: một mảnh đất, một ngôi nhà có thể bị bán cho nhiều người.

Ba là, hợp thức hóa nhà đất là một giấc mơ dài



Những căn nhà có giá vừa phải, phù hợp với nhu cầu của người có nhu nhập thấp thường rơi vào trường hợp mua bán bằng giấy tay. Và việc mua bất động sản không có giấy chứng nhận chủ quyền tất yếu phải đánh đổi bằng những rủi ro, điển hình là nếu đất đai nằm trong diện giải tỏa, quy hoạch. Bạn mua nhà giấy tay, nhất là mua phải đất lấn chiếm kênh rạch, lấn chiếm đất công… thì con đường hợp thức hóa nhà đất sẽ rơi vào ngõ cụt.

Bốn là, vướng pháp lý và không thể dùng làm đòn bẩy tài chính

Những căn nhà chỉ có hợp đồng mua bán giấy tay thì nếu có cải tạo, sửa chữa, xây mới cũng là không phép, nếu chính quyền phát hiện ra sẽ buộc phải tháo dỡ. Hơn nữa, do nhà đất không có sổ hồng/sổ đỏ, nên không thể thế chấp để vay vốn ngân hàng, giảm sự linh hoạt, hiệu quả trong việc sử dụng tài sản.

Năm là, tính thanh khoản cực kì kém



Qua bốn điều trên một bất động sản khi giao dịch bằng giấy tay sẽ rất khó có người để mua và bạn không thể bán với giá cao được. Vì vậy, việc mua một bất động sản giấy tay cực kì rủi ro và tiềm ẩn.

Theo quy định của Bộ luật Dân sự, với một số tài sản phải đăng ký quyền sở hữu như nhà ở, ô tô, xe máy thì việc chuyển nhượng phải lập thành văn bản, phải được công chứng. Còn theo quy định tại Điều 35 Luật Công chứng, Phòng công chứng chỉ chứng nhận hợp đồng mua bán nhà đất khi đã được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu. Do đó, khi mua đất bằng giấy viết tay, bạn không thể đăng ký quyền chuyển nhượng đất. Đặc biệt, khi có tranh chấp xẩy ra thì việc mua bán đất viết tay sẽ không có hiệu lực. Rủi ro gặp phải khi mua đất bằng giấy tay tiếp theo là mảnh đất không được cấp quyền sử dụng nên tiềm ẩn rất nhiều bất trắc.

Rủi ro khi cho thuê nhà bằng giấy tay

Khi bạn mua nhà bằng giấy tay với giá thấp sau đó cho người khác thuê.

Đây chính là mảnh đất màu mỡ để kẻ gian kiếm tiền, kẻ gian sẽ thuê nhà đó và tranh thủ trường hợp chủ nhà không cảnh giác (chủ nhà ở xa, chủ nhà lâu lâu mới đến…). Kẻ gian sẽ rao bán căn nhà mình đang thuê với giá rẻ bằng bản photo giấy tờ nhà (có thể tạo giả, hoặc xin chủ nhà một bản với lý do để làm thủ tục tạm trú...). Nhiều người ham của rẻ mà không biết “của rẻ là của ôi”, kẻ gian lấy tiền xong thì cao chạy xa bay, khi đấy chủ nhà và người mua nhà từ kẻ gian lại lao vào vụ tranh chấp mà không biết bao giờ sẽ xong.

THODIAPHANRANG.COM khuyên bạn cứ chọn bất động sản có tính pháp lý an toàn cao mà mua, đừng nên mua bất động sản giấy tay vì bạn sẽ mất ăn mất ngủ vì nó.


CÁCH KIỂM TRA QUY HOẠCH DỄ DÀNG CỦA MỘT BẤT ĐỘNG SẢN

 Cách cơ bản nhất là xem quy hoạch trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất(sổ đỏ, sổ hồng)

Thông tin quy hoạch hiện nay được cơ quan Nhà nước ghi trực tiếp lên sổ hồng, nếu sổ đỏ thì cách này rất ít chính xác. Vì vậy, khi bạn mua bất động sản mà có sổ hồng thì cũng sẽ hạn chế được một phần về quy hoạch.

Và sổ hồng thường ghi đầy đủ thông tin chi tiết về tọa độ x, y trong bản vẻ sơ đồ. Thông tin về quy hoạch bất động sản sẽ nằm trong phần ghi chú. Bạn sẽ biết một cách cơ bản và sơ lược về thông tin bất động sản mà bạn muốn mua.



Nhưng để chắc chắn hơn bạn có thể Tới cơ quan ban ngành có chức năng để hỏi về quy hoạch

Hãy đến Phòng tài nguyên Môi trường quận. huyện để hỏi chính xác bạn nhé! Cán bộ có chức năng sẽ tra cứu bản đồ quy hoạch chi tiết và trả lời cho bạn. Thường thì số lượng người dân đi hỏi quy hoạch cũng khá đông, nên bạn sẽ chờ thứ tự để đến lượt của mình.

Còn một cách rất nhanh nếu bạn có ít thời gian để đến Cơ quan ban ngành có chức năng xem quy hoạch là hãy nhờ Công ty nhà đất, dịch vụ để xem quy hoạch.

Các công ty thường có bản đồ quy hoạch chi tiết của toàn bộ huyện, xã, thành phố đó, nên bạn sẽ biết được bất động sản mình định mua có quy hoạch hay không. Dịch vụ này tương đối nhanh gọn nhưng bạn sẻ phải trả một khoản phí nhỏ cho dịch vụ này.

Nhưng, THODIAPHANRANG.COM sẽ tư vấn miễn phí và chính xác nhất cho bạn về vấn đề quy hoạch này nên bạn yên tâm. Hãy liên lạc ngay cho chúng tôi nếu cần sự giúp đỡ.

Cách cuối cùng là Xin thông tin chứng chỉ quy hoạch

Cách này an toàn nhất để biết thông tin quy hoạch là bạn lên cơ quan ban ngành và xin thông tin chứng chỉ quy hoạch bằng giấy. Bạn sẽ cực kì yên tâm vì bạn sẽ có thông tin chi tiết của lô bất động sản, tuy vậy thời gian cấp giấy khá lâu 3-15 ngày tùy theo nơi. Nên tùy trường hợp thì bạn sử dụng nhé!

Sau khi bạn đã kiểm tra thông tin quy hoạch một cách chắn chắn và không bị vấn đề gì thì hãy xuống tiền đặt cọc mua bạn nhé!